Tập đoàn điện lực kêu lỗ vì tỷ giá: Khó chấp nhận!
Tháng 9: EVN tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện | |
EVN HANOI: Chủ động giải pháp an toàn lưới điện mùa mưa bão |
Mấy năm nay, mỗi lần giá xăng, dầu thế giới tăng cao, các DN điện, than liên tục kiến nghị tăng giá với lý do giá đầu vào cao. Đỗ lỗi cho giá đầu vào tăng (xăng, dầu) dẫn đến không thể để lỗ mãi, phải điều chỉnh giá bán lẻ điện, giá than cũng có thể chấp nhận được. Nhưng trớ trêu thay, liên tục trong nhiều tháng qua, giá xăng, dầu trên thế giới xuống mức thấp nhất thì hai ngành này vẫn không có động thái hạ giá, có hạ cũng không đáng bao.
Với ngành điện, ngoài các dự án thủy điện (chạy bằng tuabin nhờ nguồn nước) chiếm 30% thị phần; còn lại là điện chạy bằng nhiệt than, khí; điện gió và năng lương mặt trời chiếm thị phần không đáng kể. Còn ngành than, tuy có thay đổi tỷ giá khiến bất lợi về mặt lợi nhuận trong xuất khẩu, song lại được hưởng lợi từ việc giá xăng, dầu diezzen dùng cho khai thác hầm lò liên tục giảm. Tính chung, việc điều chỉnh tỷ giá không mấy gây khó khăn cho ngành than còn ngành điện không quá hệ lụy.
Đề cập đến vấn đề này, chuyên gia tài chính Nguyễn Tiến Thọ, Giám đốc Công ty BRRIC, có trụ sở tại tòa nhà A1 Nàng Hương - Thanh Xuân, cho rằng, khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, những DN liên quan đến xuất nhập khẩu mới bị hệ lụy nhiều. Còn đối với EVN sản phẩm điện làm ra chủ yếu từ nguồn nước tự nhiên, than, khí hóa lỏng. Có chăng ngành này bị hệ lụy từ tỷ giá là do việc mua điện của phía Trung Quốc hoặc nhập các máy móc thiết bị thi công các công trình. Những yếu tố này không quyết định nhiều đến chuyện lỗ - lãi trong kinh doanh, vì thế không thể nói việc điều chỉnh tỷ giá khiến DN bị lỗ. Đi sâu vào phân tích, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng: “Về nguyên tắc, hàng hóa được làm ra từ nhiều nguồn đầu vào khác nhau.
Nếu những nguồn đầu vào từ nhập khẩu, trong tình huống này là tính bằng USD, thì giá thành sản phẩm có thể thay đổi theo biến động tỷ giá, tất nhiên là nếu các hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào vẫn được cam kết theo tỷ giá thả nổi. Còn nếu phần hợp đồng đã thanh toán cách đây 1-2 năm và đã quy đổi ra USD sẽ không bị ảnh hưởng nếu USD/VND tăng. Với những khoản nợ chưa thanh toán mà có cam kết thả nổi theo USD, khi tỷ giá USD/VND tăng, phải thanh toán theo tỷ giá mới là đúng”. Và như vậy, chiếu theo yếu tố đầu vào là giá xăng, dầu tăng cao cách đây hơn một năm khiến hai ngành trên liêc tục đòi tăng giá, thì lẽ ra đến thời điểm này hai mặt hàng này phải giảm giá bán.
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52