Tạo tiềm lực tăng trưởng mới cho Hà Nội từ lĩnh vực kinh tế số
GRDP Hà Nội luôn tăng cao nhưng chưa vượt trội
Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 2025 và phấn đấu đạt 2 con số giai đoạn 2026-2030” do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tăng trưởng GRDP của Hà Nội luôn cao hơn cả nước, trừ năm 2024, nhưng chưa vượt trội. 14 năm qua, có 3 năm tăng trưởng trên 8% (2015 là 8,07%, 2019: 8,13%, và 2022:9,37%). Như vậy, tăng trưởng GRDP 8% trở lên đã từng đạt được.
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Tuy vậy, tăng trưởng GRDP đang giảm dần, trung bình 2011-2015 đạt 7,35%; 2016-2020 là 7% và 2021-2024 là 6,44%. Để đạt tăng trưởng 8,5% cho giai đoạn 2021-2030 (theo quy hoạch phát triển thành phố), trong 6 năm còn lại, trung bình phải đạt 10%, đây là mục tiêu đầy thách thức và áp lực với Hà Nội.
Tỷ trọng đầu tư xã hội của Hà Nội/GRDP ở mức rất cao (gần 39%, so với cả nước khoảng 34%), và tốc độ tăng đầu tư cũng khá cao trong suốt 10 năm qua. Như vậy, số vốn đầu tư Hà Nội huy động được là rất lớn, nhưng hiệu quả đầu tư lại rất thấp. Đầu tư nhà nước còn rất lớn, chiếm khoảng 38% tổng vốn đầu tư; khu vực tư nhân chiếm khoảng 56%.
Ngành xây dựng đóng góp khoảng 9% trong GRDP của Hà Nội và đầu tư vào ngành này đang giảm dần, hiện đang hút khoảng gần 7% tổng đầu tư xã hội của Hà Nội.
Dịch vụ đã chiếm 66% GRDP Hà Nội. Trong đó, bán buôn, bán lẻ chiếm 13% GRDP, đang tăng trưởng cao trên 8%, nhưng đầu tư cho dịch vụ này lại đang giảm nhanh, kể cả đầu tư cho hạ tầng thương mại, như chợ, siêu thị. Tương tự, dịch vụ lưu trú, ăn uống đang tăng trưởng cao, nhưng đầu tư lại đang giảm. Dịch vụ tài chính, ngân hàng đang đóng góp khoảng 11,3% GRDP nhưng được đầu tư rất ít, khoảng 1,5% tổng đầu tư và đang tăng trưởng cao trên 10%.
Các dịch vụ, thế mạnh của Hà Nội như khoa học công nghệ, y tế, giáo dục đều đang được đầu tư ít hơn so với các ngành khác và có mức tăng trưởng còn thấp xa so với yêu cầu 8-10%.
Để Hà Nội tăng trưởng cao cần giải quyết 6 thách thức
Chỉ ra một số khó khăn thách thức trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng, TS Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hà Nội đang trở thành một trung tâm thương mại, tài chính, du lịch, thay vì phát triển cân bằng giữa các lĩnh vực. Hà Nội có tốc độ tăng trưởng cao ở bán lẻ, tài chính, ngân hàng, bất động sản, nhưng vẫn chưa có các trung tâm tài chính quốc tế lớn như Singapore hay Hồng Công.
![]() |
Các chuyên gia tham luận hiến kế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 2025 và phấn đấu đạt 2 con số giai đoạn 2026-2030. |
Tiêu dùng nội địa chưa phục hồi mạnh, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ. Xuất khẩu gặp khó khăn do thị trường suy giảm, đặc biệt trong các ngành dệt may, da giày, điện tử. Ngoài ra, phụ thuộc nhiều vào dịch vụ khiến Hà Nội dễ bị tổn thương trước suy thoái kinh tế toàn cầu. Nếu tiêu dùng và du lịch giảm sút, GRDP có thể bị ảnh hưởng nặng nề; thiếu sự cân bằng giữa các khu vực kinh tế khiến Hà Nội bất lợi với các trung tâm kinh tế khác.
TS Đậu Anh Tuấn cho rằng, cần có kích cầu tiêu dùng, có cơ chế để người dân có niềm tin tiêu dùng, phải tạo ra phong trào kích cầu mới. Cũng theo ông Tuấn, Hà Nội cần có các giải pháp đồng bộ như giải pháp điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế biến - chế tạo để giảm phụ thuộc vào dịch vụ. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong các ngành sản xuất, tạo giá trị gia tăng cao hơn. Mở rộng hạ tầng khu công nghiệp, đặc biệt là khu công nghệ cao Hòa Lạc, thu hút FDI vào sản xuất. Đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, phát triển chuỗi giá trị nông sản để gia tăng giá trị xuất khẩu. Kiểm soát thị trường bất động sản, tránh đầu cơ, thúc đẩy nhà ở xã hội để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; tập trung đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ chế biến - chế tạo thay vì quá phụ thuộc vào bất động sản; nâng cao chất lượng lao động, đào tạo kỹ năng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nội địa tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào FDI.
Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm soát lạm phát; nâng cấp hạ tầng giao thông và đô thị; cải thiện môi trường kinh doanh.
Còn theo GS. TS Hoàng Văn Cường - Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội cần đầu tư vào khu vực phố cổ, phục vụ du lịch thương mại và phát triển trục sông Hồng, dịch vụ du lịch, tạo tăng trưởng bền vững. Kêu gọi nhà đầu tư vào khu tiềm năng, khai thác cảnh quan thiên nhiên vào Sóc Sơn, Ba Vì, khu vực lưu trú cho giới tinh hoa. Như vậy sẽ tạo ra tăng trưởng nhanh. Khai thác du lịch thông minh phát triển bền vững lâu dài.
Bên cạnh rà soát lại tăng trưởng truyền thống các chuyên gia khuyến nghị đặc biệt rà soát động lực tiềm lực tăng trưởng mới. Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn, dư địa tăng trưởng của Hà Nội là các doanh nghiệp đang đi vào lĩnh vực mới như kinh tế số. Hà Nội có tiềm năng phát triển kinh tế số, cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Nổi bật là thương mại điện tử, công nghệ tài chính fintech, tiền số, tạo hệ sinh thái cho các thành phần này đóng góp cho tăng trưởng. Về kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, chuyển dịch năng lượng, sẽ giúp tăng giá trị gia tăng cao.
Hà Nội cần huy động các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo ra một hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo. Và mong muốn Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu của giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia và khu vực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo
Tin khác

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Thủ đô 23/04/2025 22:28

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?
Nhịp sống Thủ đô 23/04/2025 16:40

Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/04/2025 13:56

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Thủ đô 23/04/2025 12:47

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên
Nhịp sống Thủ đô 22/04/2025 22:04

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố
Thủ đô 22/04/2025 21:51

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 22/04/2025 18:31

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Nhịp sống Thủ đô 22/04/2025 15:56

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật
Luật Thủ đô 2024 21/04/2025 18:51

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Nhịp sống Thủ đô 21/04/2025 15:51