-->

Tạo ra những doanh nhân có khát vọng dân tộc

Sáng 23/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng với các đại diện của cộng đồng hơn 700.000 doanh nghiệp, có chủ đề: “Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – Hội nhập, hiệu quả, bền vững” 
tao ra nhung doanh nhan co khat vong dan toc Vương miện Hoa hậu Doanh nhân sắc đẹp thế giới 2019 đã có chủ
tao ra nhung doanh nhan co khat vong dan toc Tôn vinh nữ doanh nhân khuyết tật tiêu biểu thành phố Hà Nội
tao ra nhung doanh nhan co khat vong dan toc Chủ tịch tập đoàn BRG, doanh nhân Nguyễn Thị Nga được vinh danh

Phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp

Dành gần 5 tiếng đồng hồ lắng nghe, trao đổi với doanh nghiệp, tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nhiều ý kiến tâm huyết, trong đó có cả những ý kiến “trái chiều, nghịch nhĩ”, phản ánh các tồn tại, nhưng Chính phủ rất lắng nghe. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với sự thấu hiểu, lắng nghe đó, theo Thủ tướng môi trường cạnh tranh được cải thiện đáng kể, nhờ đó, đến nay chúng ta có hơn 800.000 doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Bình quân, mỗi năm có thêm 17% doanh nghiệp thành lập mới. Sự lớn mạnh này rất đáng mừng, song theo Thủ tướng so với nhiều nước phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp trên quy mô dân số của chúng ta vẫn còn thấp (120 người dân mới có 1 doanh nghiệp, các nước ASEAN là 1 doanh nghiệp/ 90 người dân, còn các nước phát triển thì cứ 10 người dân, có 1 doanh nghiệp).

tao ra nhung doanh nhan co khat vong dan toc
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ chủ trì Hội nghị. Ảnh: CP

“Chúng ta mới có 7 cái tên doanh nghiệp trong tốp 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á có doanh thu dưới 1 tỷ USD. Đến nay, chúng ta chưa có doanh nghiệp nào vào tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. “Cái mà quý vị nói rất nhiều là sự đơn lẻ của từng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp Việt Nam biết hợp lực lại, đoàn kết lại thì kết quả sẽ khác. Sẽ có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn ra đời tại Việt Nam”- Thủ tướng cho hay.

Sau Hội nghị, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan xây dựng một nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới để xử lý những bất cập, tồn tại và đề ra giải pháp. Thủ tướng nhắc lại thông điệp, trừ cứu hỏa và thiên tai, việc giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp phải nằm ở trang đầu quyển sổ tay hành động của lãnh đạo.

Không thể biết doanh nghiệp rất khó khăn trên địa bàn của mình, trong lĩnh vực của mình phụ trách mà không quan tâm giải quyết, đừng có bệnh thờ ơ trong việc phát triển này. Vì vậy, mỗi bộ, ngành khẩn trương xây dựng một chương trình hành động nhằm thực hiện các cam kết hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2020 tầm nhìn 2025.

Phải thực sự thay đổi tư duy

Theo người đứng đầu Chính phủ, để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, điều quan trọng chúng ta phải thực sự thay đổi tư duy theo hướng: Không phải những gì mà Nhà nước không muốn làm thì mới chuyển cho tư nhân làm; Mà là là những gì tư nhân làm được và làm tốt thì nên để tư nhân tham gia, kể cả doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công, những quan điểm mới này tôi xin đề nghị các địa phương, các ngành nên quán triệt để triển khai. Không phải cái khó đẩy cho tư nhân mà cái gì tư nhân làm được nên ủng hộ.

“Doanh nghiệp Việt Nam cần đi đầu trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, nhất là không được đưa hối lộ và kịp thời phát hiện tình trạng tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt.

Hôm nay đích thân Thủ tướng mời cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các quy định chuẩn mực về môi trường và văn hóa kinh doanh, các quy định này cũng được xem là một khế ước cam kết hành động có trách nhiệm giữa cộng đồng doanh nghiệp với các bộ, ngành”- Thủ tướng nói.

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng chỉ đạo, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhất quán và triệt để trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tập trung vào những khâu còn yếu mà UNDP, WB và Hội nghị hôm nay đã chỉ ra như xử lý việc mất khả năng thanh toán, mức độ dễ dàng khi nộp thuế, thủ tục mở doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, tính thực thi pháp luật, nhất là tiếp cận đất đai.

Đồng thời, rà soát và thiết lập cơ chế ưu đãi tài chính tốt hơn, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững bao trùm như ứng dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, sản xuất thông minh, bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp FDI và cả doanh nghiệp nội địa liên kết với nhau trong việc hình thành chuỗi giá trị.

Cải cách triệt để thủ tục hành chính, thuế, giấy phép là một yêu cầu đặt ra, trong đó có việc áp dụng công nghệ, quy trình tinh giản thủ tục, xóa bỏ các trở ngại liên quan đến quy hoạch, nhất là tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, thủ tục xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp ở địa phương.

Đồng thời, chấm dứt ngay tình trạng các nhân viên công quyền sử dụng quyền lực mềm để hù dọa doanh nghiệp mỗi khi doanh nghiệp có sai sót hay chỉ là bất đồng. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải bảo đảm rằng tất cả các ý kiến của doanh nghiệp đều phải được lắng nghe và tôn trọng, còn việc tiếp thu hay không phải thảo luận, phải phân tích, phản biện để đi đến chính sách tốt nhất.

“Các cơ quan quản lý Nhà nước phải loại đi những cán bộ nhũng nhiễu phiền hà, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh do tham nhũng tiêu cực hoặc do trình độ yếu kém để kéo dài thời gian, làm mất thời gian, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các địa phương mạnh mẽ đổi mới tư duy và năng lực quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương mình để tương thích với mặt bằng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chống phân biệt đối xử giữa kinh tế trong nước và nước ngoài, kinh tế Nhà nước với tư nhân, doanh nghiệp với hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ… Tuyệt đối không được có tư duy phân biệt đối xử, “tham lớn bỏ nhỏ”.

Đoàn kết, cùng nhau vươn ra biển lớn

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tinh thần đoàn kết, tương tác và khuyến khích sự chủ động hợp tác, tương trợ nhau trên thương trường, phát huy tinh thần yêu nước, gắn bó với nhau khi khó khăn và cùng nhau vươn ra biển lớn.

Cộng đồng doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới chính mình, phải thực sự tái cấu trúc và cải tiến liên tục, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng uy tín thương hiệu sản phẩm, chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ, luôn nghĩ đến chìa khóa công nghệ mỗi khi cần giải quyết một bài toán sản xuất, tận dụng cơ hội cách mạng công nghiệp 4.0 và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs).

“Chúng ta cần nói không với các hành vi gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng”. Cần phải tiếp tục xây dựng thương hiệu, tạo dựng chỗ đứng cho doanh nghiệp, kể cả trong nước và nước ngoài, đóng góp xứng đáng và tự hào vào sự vững mạnh của thương hiệu quốc gia”- Thủ tướng cho hay.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định, tiếp tục duy trì và củng cố vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô và trực tiếp hỗ trợ hợp lý đối với tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cam kết sẽ thúc đẩy không ngừng và mạnh mẽ hơn nữa các cải cách, tích cực rà soát rào cản pháp lý, chính sách, quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, xóa bỏ các rào cản độc quyền Nhà nước để trao cơ hội tham gia nhiều hơn cho khu vực tư nhân bao gồm các dịch vụ công cộng.

Chính phủ cam kết bảo vệ quyền tài sản chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Chính phủ sẽ nghiên cứu và sớm ban hành thiết chế bảo vệ quyền tài sản của người dân và doanh nghiệp, kiểm soát quyền lực, tránh lạm dụng quyền lực công, đụng chạm đến tài sản và lợi ích của doanh nghiệp.

“Chúng ta cần ý thức rằng để một doanh nghiệp hay một thương hiệu chính đáng nào đó của Việt Nam biến mất thì đó không chỉ là thất bại của riêng doanh nghiệp mà của cả Chính phủ và chính quyền địa phương, nói chung là của tất cả chúng ta. Bởi vậy, cần phải tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh bền vững có khả năng cạnh tranh toàn cầu, với những doanh nhân Việt Nam có khát vọng, có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt, chính là những tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập tự cường và thịnh vượng vào năm 2045”- Thủ tướng kỳ vọng.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô vui mừng, ủng hộ sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tin tưởng “cuộc cách mạng” này sẽ đem lại một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, gần dân và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động