Tạo môi trường, động lực phát triển vì nền nông nghiệp hiện đại
Chung sức xây dựng nền nông nghiệp thịnh vượng Phát huy ý tưởng sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ Có một Sapa “nông nghiệp hóa” |
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, giai đoạn 2016-2020, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới.
Nhờ đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng, khẳng định nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò trụ đỡ, then chốt cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngay cả trong bối cảnh khó khăn của toàn nền kinh tế. Trong 5 năm (2016-2020), tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp liên tục đạt từ 2,8-3%, đây là tốc độ cao trên thế giới.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh, quy mô sản xuất nông sản của nước ta ngày một lớn mạnh đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của 100 triệu dân trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc. Nhiều doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Với việc triển khai hiệu quả các phong trào thi đua đã tạo môi trường, động lực phát triển, vì nền nông nghiệp hiện đại |
Năm 2020, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt khoảng 41 tỷ USD. Một số nông sản lớn, chủ lực như: thủy sản, rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ... đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Hiện nay, nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đi đến gần 200 thị trường trên thế giới, bao gồm cả những thị trường yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, như: Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Năm 2019, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 39,3 triệu đồng/người, năm 2020 đạt 43 triệu đồng/người, tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm mạnh còn 4,29% năm 2020.
Trong những thành tựu chung đó, ngành Trồng trọt đã có sự phát triển vượt bậc. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Việc đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng chủ lực được chú trọng đầu tư. Chăn nuôi đã thực sự trở thành ngành sản xuất chính ở nhiều địa phương. Xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở chăn nuôi công nghiệp, trang trại hoạt động theo chuỗi, hưu cơ và các cả những nhà máy sản xuất thịt, sữa, trứng áp dụng công nghệ cao.
Đối với Thủy sản đã phát triển bền vững cả lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản năm 2020 ước tăng 3,2%, cao hơn so với mức tăng 3,1% của năm 2015, đạt kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ kế hoạch được giao. Hầu hết các chỉ số cơ bản về bảo vệ và chăm sóc, phát triển rừng đều tăng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt bình quân 5,62%, đạt mục tiêu đề ra.
Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản phát triển nhanh. Cùng với việc ứng dụng công nghệ mới để giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông lâm thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo quản, công nghiệp phụ trợ được nâng cao năng lực. Cả nước có trên 43.000 doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông lâm thủy sản, tăng trên 13.000 doanh nghiệp so với năm 2015; có trên 7.500 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tăng 1.500 cơ sở so với năm 2015.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm hơn 1,5 năm. Trong 5 năm (2016 – 2020) đánh dấu một bước chuyển căn bản về chất, như: Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đạt được nhiều kết quả tích cực, có tốc độ phát triển mạnh mẽ, góp thúc đẩy ngành nghề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hóa. Công tác phòng, chống thiên tai đã được đặc biệt quan tâm, hoàn thiện bộ máy tổ chức, khuôn khổ pháp lý và các chính sách ưu tiên nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa làm chính.
Phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả 5 năm triển khai các phòng trào thi đua của ngành. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh, điểm nổi bật là ngành đã luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; kịp thời, sáng tạo và cụ thể hóa vào điều kiện thực tế để tạo bứt phá, sức lan tỏa với phong trào nổi bật là “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”, từ phong trào này, đã có rất nhiều phong trào thi đua chuyên đề theo từng lĩnh vực được triển khai.
Qua các phong trào thi đua yêu nước đã thu hút được đông đảo cán bộ, công nhân viên chức, lao động trong ngành hưởng ứng tích cực, có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn ngành, toàn quốc; tạo nên khí thế, động lực tinh thần, sức mạnh to lớn để ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục gặt hái được nhiều thành tích to lớn, quan trọng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57