--> -->

Tạo động lực để phát triển đô thị nhanh, bền vững

Sau 35 năm đổi mới, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Đề xuất nhiều chính sách về phát triển đô thị trong khu vực phố cổ Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết về phát triển đô thị Hà Nội: Quy hoạch, phát triển hạ tầng phải đi trước, tạo nguồn lực cho phát triển đô thị

Đô thị hóa là tất yếu khách quan

Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị “Về quy hoạch xây dựng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045” là nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị về phát triển đô thị sau 35 năm đổi mới. Theo đó, Bộ Chính trị nhận định, đô thị hóa là tất yếu khách quan, là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Tạo động lực để phát triển đô thị nhanh, bền vững
Diện mạo đô thị Thủ đô Hà Nội ngày càng khang trang, hiện đại.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực phát triển là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW diễn ra ngày 18/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW là hết sức cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Trong bối cảnh mới như hiện nay, Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Nghị quyết 06-NQ/TW đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như: Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9-2,3%. Số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950-1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000-1.200 đô thị.

Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030. Cùng với đó, đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh; xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.

Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Đó là việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới.

Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương đã chia sẻ ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đóng góp vào công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam trong tương lai. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, sự phát triển đô thị có mối quan hệ liên kết rất chặt chẽ với các hoạt động sản xuất công nghiệp. Đô thị hóa tăng thì tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, cần gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị cũng như các nền kinh tế kỹ thuật có liên quan để hình thành các khu đô thị, dịch vụ công nghiệp.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, giao thông công cộng được quan tâm phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Giao thông Vân tải cũng đề nghị, sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách ưu đãi cho hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đô thị bền vững; hoàn thiện hệ thống quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh/thành phố làm cơ sở cho quản lý và đầu tư; hoàn thiện quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch giao thông; đảm bảo phát triển cân đối, hài hòa tổng thể giữa các lĩnh vực…

Con người và chất lượng cuộc sống phải là trung tâm

Nêu một số ý kiến có tính gợi mở để nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu, trước hết các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải nghiên cứu, quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu sắc nội dung Nghị quyết quan trọng này; phải thấy rằng quá trình đô thị hóa là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Tạo động lực để phát triển đô thị nhanh, bền vững
Ảnh minh họa.

Trên cơ sở đó phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững, là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, sớm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với lộ trình và phân công cụ thể; bổ sung, cụ thể hóa các tiêu chí, các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.

Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, việc đổi mới tư duy lý luận và phương pháp quy hoạch đô thị là rất quan trọng, bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển. “Trong một thời gian ngắn chúng ta có thể xây dựng được một thành phố với cơ sở vật chất rất hiện đại nhưng để làm chuyển biến tư duy, nhận thức của con người, vốn quen sống ở nông thôn phù hợp với lối sống đô thị là quá trình lâu dài, vì thế phải kết hợp tổng hợp nhiều biện pháp”, đồng chí Võ Văn Thưởng nói và đề nghị tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật; ban hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh và hiệu quả.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, để việc quản lý đô thị được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, cần thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền các đô thị gắn với đề cao trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung ương, phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị. Triển khai thực hiện đồng bộ 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Ban Cán sự đảng Chính phủ sớm ban hành chương trình hành động triển khai Nghị quyết.

Chương trình hành động phải đảm bảo sát các nội dung Nghị quyết, phù hợp với từng địa phương, từng vùng, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch về phát triển đô thị quốc gia, chương trình quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các chiến lược, đề án, chương trình trọng điểm khác liên quan đến phát triển đô thị; xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phê duyệt các quy hoạch phù hợp với tinh thần của Nghị quyết, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong nghị quyết; khẩn trương chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền có liên quan đến đô thị hóa và phát triển đô thị./.

Giai đoạn 2011 - 2020, tỷ lệ tăng dân cư đô thị trung bình là 3,1%/năm, cao hơn mức trung bình của các quốc gia Đông Nam Á (2,5%). Năm 2020, hệ thống đô thị nước ta đã có 862 đô thị các loại, phân bố tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% năm 2020. Diện mạo đô thị cả nước cũng ngày càng khang trang, sạch sẽ hơn, hệ thống hạ tầng đầy đủ, tiện nghi hơn.

Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt 12% - 15%/năm, gấp 1,2 đến 1,5 lần tăng trưởng của nền kinh tế. Các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn là nơi thu hút các doanh nhân, quy tụ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh của cả nước và là nguồn đóng góp ngân sách lớn nhất nước.Năm 2020, ước tính kinh tế khu vực đô thị góp khoảng 70% GDP cả nước. Riêng 5 thành phố trực thuộc trung ương, mặc dù chỉ chiếm 2,9% diện tích và khoảng 22% dân số nhưng đóng góp tới 46,8% GDP cả nước, thu hút 30% tổng vốn FDI lũy kế, 32,8% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta vẫn còn những hạn chế. Tỷ lệ đô thị hoá đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới (Tỷ lệ đô thị hóa của ASEAN là 46,5%; của khu vực châu Á là 51%; của thế giới là 56%; trung bình của các nước phát triển là 75-80%...).

Tính trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đứng thứ 7/10, chỉ cao hơn Lào, Campuchia và Myanma. Theo tính toán, với tốc độ tăng tỷ lệ đô thị hóa của nước ta trong 10 năm gần đây, nếu không có thay đổi đột phá thì ước tính khoảng 30 năm để đạt tỷ lệ đô thị hóa hiện nay của khu vực Bắc Mỹ (83%) và khoảng 20 năm để đạt tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc (63,9%)…

N.Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội công bố danh sách 126 điểm phục vụ hành chính công xã, phường và thông tin đường dây nóng

Hà Nội công bố danh sách 126 điểm phục vụ hành chính công xã, phường và thông tin đường dây nóng

Từ ngày 1/7/2025, các chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo địa bàn và phạm vi mới, cụ thể tại 126 xã, phường sau sắp xếp.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước sẵn sàng vận hành phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

Hệ thống Kho bạc Nhà nước sẵn sàng vận hành phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn.
Ông Trần Thanh Lâm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Trần Thanh Lâm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Hội nghị.
“Dịu dàng màu nắng” tập 21: Tuyết gây rối, Phong vạch mặt Thành trước toàn công ty

“Dịu dàng màu nắng” tập 21: Tuyết gây rối, Phong vạch mặt Thành trước toàn công ty

Trong tập 21 của “Dịu dàng màu nắng” lên sóng lúc 21h tối 1/7 trên VTV1, hàng loạt xung đột căng thẳng tiếp tục nổ ra, đẩy mâu thuẫn nội bộ đến đỉnh điểm giữa các nhân vật.
Từ hôm nay (1/7), giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026

Từ hôm nay (1/7), giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026

Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "sổ đỏ"; đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;...
Giá vàng hôm nay (1/7): Đồng loạt tăng ở cả trong nước và thế giới

Giá vàng hôm nay (1/7): Đồng loạt tăng ở cả trong nước và thế giới

Giá vàng hôm nay (1/7): Đồng loạt bật tăng ở cả thị trường trong nước và thế giới.

Tin khác

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Chiều 30/6, Công an Hà Nội công bố quyết định thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) khu vực, nâng tổng số đơn vị trực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH lên 41 Đội. Đây được đánh giá là bước đi chiến lược, thể hiện quyết tâm của Công an Thành phố trong việc đổi mới toàn diện công tác PCCC và CNCH, hướng đến mục tiêu “Gần dân hơn - nhanh hơn - hiệu quả hơn” nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân Thủ đô.
Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Chiều 29/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tiến hành bàn giao công tác giữa Chủ tịch UBND quận Đống Đa và Chủ tịch UBND 5 phường mới.
Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được vận hành tại Hà Nội. Không chỉ là một bước cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự kiện này còn mở ra kỳ vọng về một chính quyền thực sự gần dân, sát dân, vì dân và phục vụ tốt hơn. Trong dòng chảy chuyển mình ấy, người dân và doanh nghiệp - những đối tượng thụ hưởng trực tiếp đã thẳng thắn chia sẻ niềm tin, mong mỏi và cả những yêu cầu rõ ràng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 - ngày đánh dấu một mốc quan trọng khi cả nước vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp. Tại Hà Nội, tâm thế sẵn sàng cho ngày 1/7 lan toả tại 126 xã, phường tạo nên bước đột phá lớn trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Cùng với toàn hệ thống chính trị, Công an Thủ đô đã và đang khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại Công an cấp xã, bảo đảm từ ngày 1/7/2025, bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực và đặc biệt không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản gửi BHXH các quận, huyện, liên huyện về việc phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp.
Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc

Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc

Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Đại tá Lê Văn Tuân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I

Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I

Ngày 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Dương Đức Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dự Đại hội.
Các xã, phường và tổ chức chính trị xã hội bắt nhịp nhanh với mô hình chính quyền mới

Các xã, phường và tổ chức chính trị xã hội bắt nhịp nhanh với mô hình chính quyền mới

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhất là tại các khu vực ngoại thành, đang tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Các xã, phường và tổ chức chính trị - xã hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, kiện toàn bộ máy, rà soát nhân sự và cơ sở vật chất, sẵn sàng bắt nhịp với mô hình chính quyền mới.
Xem thêm
Phiên bản di động