-->

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin

(LĐTĐ) Trong Thông báo 160/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin.
Hơn 71,3 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 qua hình thức nhắn tin Việt Nam phê duyệt vắc xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer Hà Nội: Triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đúng lộ trình, hiệu quả, kịp thời

Triển khai đồng bộ mua, sản xuất và tiêm vắc xin an toàn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu về nhận thức cần thống nhất vắc xin có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng, đồng thời phải nằm trong chiến lược tổng thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin để vừa chủ động trong phòng, chống dịch vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước cả trước mắt và lâu dài.

Trong triển khai chiến lược vắc xin, cần thực hiện đồng bộ, bao gồm: Mua, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước đồng thời tổ chức, triển khai chiến dịch tiêm vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin
Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin. (Ảnh: CP)

Nhận thức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin vừa là sản phẩm xã hội vừa là sản phẩm thương mại. Do đó, mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách phải phù hợp với tính chất xã hội, tính chất thương mại của vắc xin. Sản xuất vắc xin góp phần phát triển công nghiệp Dược, một thế mạnh của nước ta. Cần quán triệt "Phát triển công nghiệp Dược làm nền tảng cho phát triển vắc xin, đáp ứng yêu cầu tích cực chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân" và tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.

Kế thừa và phát triển sự chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo về phát triển vắc xin, phát huy hiệu quả, thành tựu đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sản xuất vắc xin của nhiều thế hệ các nhà khoa học và cơ sở sản xuất vắc xin thời gian qua; đồng thời khắc phục bằng được các hạn chế bất cập cả về nhận thức, về tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để đầu tư, tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin trong nước.

Sản xuất vắc xin là khó khăn, thách thức nhưng phải làm bằng được

Thủ tướng nhấn mạnh, về tư tưởng chỉ đạo, việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin là khó khăn, thách thức nhưng phải làm bằng được vì có sản xuất được vắc xin mới chủ động trong phòng, chống dịch và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Cần có quyết tâm cao và niềm tin là Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin phòng Covid-19, để người dân tin, tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực vào nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất và tham gia thử nghiệm, sử dụng vắc xin.

Thủ tướng lưu ý, những việc càng khó, phức tạp, nhạy cảm đặc biệt liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người dân thì càng phải giữ đúng nguyên tắc, quy trình, quy định, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, bàn bạc kỹ càng thống nhất, lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất để quyết định thực hiện.

Phải đặt lợi ích của Quốc gia, của Dân tộc, của Nhân dân, cộng đồng lên trên hết, trước hết để đưa ra các chính sách, tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, phân phối, sử dụng vắc xin phù hợp, hiệu quả với phương châm 5 thật: "Nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân và doanh nghiệp thụ hưởng thật".

Phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt. Do nguồn lực, thời gian có hạn nên phải chọn việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung giải quyết; do vắc xin liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân nên phải thực hiện khoa học, đúng quy trình, quy định nhưng làm việc nào dứt điểm việc ấy và phải có hiệu quả, thiết thực, không để lãng phí nguồn lực.

Song song với việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, phải đẩy mạnh thử nghiệm theo quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, kỹ lưỡng và xây dựng chương trình, kế hoạch, chiến dịch tiêm chủng vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Huy động nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng Chiến lược, Chương trình Quốc gia, Kế hoạch lâu dài, toàn diện để nghiên cứu sản xuất, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin phòng Covid-19.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin; vướng mắc liên quan đến cấp nào thì đề xuất cấp đó giải quyết theo phương châm 3 không: "Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; cái gì đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì triển khai ngay; cái gì chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm, vừa hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực tài chính, kinh phí cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, trong đó phải có giải pháp hợp tác công - tư trên nguyên tắc hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lợi ích Nhà nước, Nhà khoa học và Doanh nghiệp, đó là nguyên tắc. Đối với từng Chương trình, Dự án cụ thể thì phải thảo luận thống nhất được về nguyên tắc và kết quả hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa ba nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp để triển khai thực hiện.

Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì cùng Bộ Y tế, các Bộ ngành có liên quan đề xuất ban hành và ban hành ngay cơ chế, chính sách để tập hợp, thu hút các nhà khoa học; khích lệ, phát huy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc; đồng thời có chế độ đãi ngộ, động viên, khen thưởng phù hợp, kịp thời để các nhà khoa học trong nước, ngoài nước cùng tham gia, đóng góp cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin với quy định rõ ràng, công khai, minh bạch. Có chính sách nuôi dưỡng, duy trì, phát triển một cách lâu dài, ổn định các nhà khoa học nghiên cứu, sản xuất vắc xin chân chính.

Nghiên cứu, ban hành quy trình thử nghiệm, đánh giá, cấp phép vắc xin theo thủ tục rút gọn nếu quy trình luật pháp cho phép trên tinh thần "chống dịch như chống giặc" nhưng phải tuân thủ nguyên tắc khoa học, bám sát thực tiễn, bảo đảm kịp thời, an toàn, minh bạch, khách quan và phục vụ hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, trước hết là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu công tác tuyên truyền phải đúng hướng, hiệu quả, bám sát quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có cảm hứng, tin tưởng và ủng hộ chủ trương sản xuất và tiêm vắc xin do Việt Nam sản xuất.

Thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế

Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch làm đầu mối chỉ đạo nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Chương trình Quốc gia về vắc xin nói chung, trong đó trước mắt đặc biệt chú ý nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng Covid-19.

Bộ Y tế, cơ quan quản lý nhà nước về vắc xin, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, sản xuất, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế; đề xuất cấp có thẩm quyền những vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ kịp thời. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự báo tình hình, cân đối cung cầu hợp lý vắc xin tránh tình trạng "lúc thiếu, lúc thừa không đúng lúc" để điều tiết chính sách vĩ mô kịp thời, hiệu quả.

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc nghiên cứu vắc xin, chuyển giao công nghệ sản xuất và cơ chế thông thoáng về nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế; chủ trì, triển khai nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ sản xuất vắc xin; phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, Trung tâm thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng; nhưng chú ý vấn đề quy hoạch sản xuất và phát huy hiệu quả hợp tác công tư.

Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách về tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin phòng Covid-19.

Các kiến nghị về đầu tư, sử dụng nguồn lực, cơ chế, chính sách,… của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất vắc xin là chính đáng, phù hợp với tình hình, Chính phủ giao đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ xử lý giải quyết và báo cáo Thường trực Chính phủ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn Nhân dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các nhà quản lý đã góp phần làm nên thành quả chung của cả nước, trong đó có thành quả về chống dịch, bảo đảm sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 và nhất là góp phần vào việc nghiên cứu, chuyển giao sản xuất và tham gia thí nghiệm tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học, các doanh nhân, doanh nghiệp nêu cao tinh thần yêu nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần "Ai có ít góp ít, ai có nhiều đóng góp nhiều" để chúng ta thực hiện thành công chiến lược vắc xin có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng, đồng thời phải nằm trong chiến lược tổng thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin để vừa chủ động trong phòng, chống dịch vừa tiết kiệm ngân sách nhà nước cả trước mắt và lâu dài.

Triển khai đồng bộ mua, sản xuất và tiêm vắc xin an toàn, hiệu quả

Trong triển khai chiến lược vắc xin, cần thực hiện đồng bộ, bao gồm: Mua, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước đồng thời tổ chức, triển khai chiến dịch tiêm vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Nhận thức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin vừa là sản phẩm xã hội vừa là sản phẩm thương mại. Do đó, mọi chiến lược, kế hoạch, chính sách phải phù hợp với tính chất xã hội, tính chất thương mại của vaccine.

Sản xuất vắc xin góp phần phát triển công nghiệp Dược, một thế mạnh của nước ta. Cần quán triệt "Phát triển công nghiệp Dược làm nền tảng cho phát triển vắc xin, đáp ứng yêu cầu tích cực chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân" và tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.

Kế thừa và phát triển sự chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo về phát triển vắc xin, phát huy hiệu quả, thành tựu đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sản xuất vắc xin của nhiều thế hệ các nhà khoa học và cơ sở sản xuất vắc xin thời gian qua; đồng thời khắc phục bằng được các hạn chế bất cập cả về nhận thức, về tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để đầu tư, tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin trong nước.

Sản xuất vắc xin là khó khăn, thách thức nhưng phải làm bằng được

Thủ tướng nhấn mạnh, về tư tưởng chỉ đạo, việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vắc xin là khó khăn, thách thức nhưng phải làm bằng được vì có sản xuất được vắc xin mới chủ động trong phòng, chống dịch và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Cần có quyết tâm cao và niềm tin là Việt Nam sẽ sản xuất được vắc xin phòng Covid-19, để người dân tin, tích cực tham gia, đóng góp nguồn lực vào nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất và tham gia thử nghiệm, sử dụng vắc xin.

Thủ tướng lưu ý, những việc càng khó, phức tạp, nhạy cảm đặc biệt liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người dân thì càng phải giữ đúng nguyên tắc, quy trình, quy định, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, bàn bạc kỹ càng thống nhất, lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất để quyết định thực hiện.

Phải đặt lợi ích của Quốc gia, của Dân tộc, của Nhân dân, cộng đồng lên trên hết, trước hết để đưa ra các chính sách, tổ chức nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, phân phối, sử dụng vắc xin phù hợp, hiệu quả với phương châm 5 thật: "Nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân và doanh nghiệp thụ hưởng thật".

Phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt. Do nguồn lực, thời gian có hạn nên phải chọn việc trọng tâm, trọng điểm để tập trung giải quyết; do vắc xin liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân nên phải thực hiện khoa học, đúng quy trình, quy định nhưng làm việc nào dứt điểm việc ấy và phải có hiệu quả, thiết thực, không để lãng phí nguồn lực.

Song song với việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, phải đẩy mạnh thử nghiệm theo quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, kỹ lưỡng và xây dựng chương trình, kế hoạch, chiến dịch tiêm chủng vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Huy động nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng Chiến lược, Chương trình Quốc gia, Kế hoạch lâu dài, toàn diện để nghiên cứu sản xuất, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin phòng Covid-19.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin
Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ 3 từ phải sang) trò chuyện với các chuyên gia, nhà khoa học. (Ảnh: CP)

Đồng thời, tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin; vướng mắc liên quan đến cấp nào thì đề xuất cấp đó giải quyết theo phương châm 3 không: "Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm"; cái gì đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì triển khai ngay; cái gì chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn thì mạnh dạn làm thí điểm, vừa làm, vừa hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn lực tài chính, kinh phí cho nghiên cứu, sản xuất vaccine, trong đó phải có giải pháp hợp tác công - tư trên nguyên tắc hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa lợi ích Nhà nước, Nhà khoa học và Doanh nghiệp, đó là nguyên tắc. Đối với từng Chương trình, Dự án cụ thể thì phải thảo luận thống nhất được về nguyên tắc và kết quả hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa ba nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Doanh nghiệp để triển khai thực hiện.

Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì cùng Bộ Y tế, các Bộ ngành có liên quan đề xuất ban hành và ban hành ngay cơ chế, chính sách để tập hợp, thu hút các nhà khoa học; khích lệ, phát huy lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc; đồng thời có chế độ đãi ngộ, động viên, khen thưởng phù hợp, kịp thời để các nhà khoa học trong nước, ngoài nước cùng tham gia, đóng góp cho việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin với quy định rõ ràng, công khai, minh bạch. Có chính sách nuôi dưỡng, duy trì, phát triển một cách lâu dài, ổn định các nhà khoa học nghiên cứu, sản xuất vắc xin chân chính.

Nghiên cứu, ban hành quy trình thử nghiệm, đánh giá, cấp phép vắc xin theo thủ tục rút gọn nếu quy trình luật pháp cho phép trên tinh thần "chống dịch như chống giặc" nhưng phải tuân thủ nguyên tắc khoa học, bám sát thực tiễn, bảo đảm kịp thời, an toàn, minh bạch, khách quan và phục vụ hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, trước hết là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu công tác tuyên truyền phải đúng hướng, hiệu quả, bám sát quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam"; đẩy mạnh tuyên truyền để người dân có cảm hứng, tin tưởng và ủng hộ chủ trương sản xuất và tiêm vắc xin do Việt Nam sản xuất.

Thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế

Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch làm đầu mối chỉ đạo nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Chương trình Quốc gia về vắc xin nói chung, trong đó trước mắt đặc biệt chú ý nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng Covid-19.

Bộ Y tế, cơ quan quản lý nhà nước về vắc xin, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, sản xuất, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế; đề xuất cấp có thẩm quyền những vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ kịp thời. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự báo tình hình, cân đối cung cầu hợp lý vắc xin tránh tình trạng "lúc thiếu, lúc thừa không đúng lúc" để điều tiết chính sách vĩ mô kịp thời, hiệu quả.

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc nghiên cứu vắc xin, chuyển giao công nghệ sản xuất và cơ chế thông thoáng về nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế; chủ trì, triển khai nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ sản xuất vắc xin; phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, Trung tâm thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng; nhưng chú ý vấn đề quy hoạch sản xuất và phát huy hiệu quả hợp tác công tư.

Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách về tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Các kiến nghị về đầu tư, sử dụng nguồn lực, cơ chế, chính sách,… của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất vắc xin là chính đáng, phù hợp với tình hình, Chính phủ giao đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt Chính phủ xử lý giải quyết và báo cáo Thường trực Chính phủ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn Nhân dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các nhà quản lý đã góp phần làm nên thành quả chung của cả nước, trong đó có thành quả về chống dịch, bảo đảm sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 và nhất là góp phần vào việc nghiên cứu, chuyển giao sản xuất và tham gia thí nghiệm tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học, các doanh nhân, doanh nghiệp nêu cao tinh thần yêu nước đóng góp tích cực vào sự nghiệp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tinh thần "Ai có ít góp ít, ai có nhiều đóng góp nhiều" để chúng ta thực hiện thành công chiến lược vắc xin./.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Xem thêm
Phiên bản di động