--> -->

Tạo bứt phá để xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Với sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực, thành phố Hà Nội đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đây là nền tảng để Hà Nội tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo nhằm tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá với định hướng lớn là Thành phố: “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Hà Nội - Phnôm Pênh: Thắt chặt hợp tác trên tất cả các lĩnh vực Quận Đống Đa: Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại Hà Nội: Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh

Kinh tế Thủ đô phục hồi và phát triển

Từ những thành quả trong phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực triển khai quyết liệt các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh để từng bước phục hồi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tạo bứt phá để Hà Nội là Thành phố: “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ để sớm đưa các công trình, dự án quan trọng trên địa bàn Thủ đô về đích, vận hành hiệu quả. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người dân với tinh thần “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá cao trong 6 tháng đầu năm 2022, GRDP 6 tháng tăng 7,79% (Quý I tăng 6,03%, quý II tăng 9,49%) - gấp 1,32 lần mức tăng cùng kỳ năm 2021 (5,91%).

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong 8 tháng năm 2022, Hà Nội thu hút 992,3 triệu USD vốn FDI, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đăng ký cấp mới 226 dự án với số vốn đạt trên 141 triệu USD, tăng 19,4%; có 122 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 374,6 triệu USD, tăng 16%; có 258 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt trên 476 triệu USD.

Đáng chú ý, trong 8 tháng đầu năm 2022, Hà Nội có hơn 20.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 226 nghìn tỷ đồng, tăng 2%; thực hiện thủ tục giải thể cho gần 2,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 14%; 13,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 46%; 7,8 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 7%.

Trong thời gian qua, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn Hà Nội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, có nhiều khởi sắc nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của Thành phố trong việc giảm giá bán lẻ xăng, dầu; bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu; kiềm chế lạm phát, đảm bảo cung ứng hàng hóa trên thị trường.

Tạo bứt phá để Hà Nội là Thành phố: “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Hà Nội thu hút 992,3 triệu USD vốn FDI 8 tháng đầu năm.

Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng của năm 2022, Hà Nội đã thống nhất điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2022 bao gồm: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư dự án cấp Thành phố giảm trên 700.000 triệu đồng; điều chỉnh kế hoạch đầu tư dự án thuộc nhiệm vụ chi cấp huyện được ngân sách Thành phố hỗ trợ bổ sung; bố trí bổ sung 53.700 triệu đồng trong tổng nguồn vốn kế hoạch năm 2022 từ nguồn dự phòng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Hà Nội cũng đã thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 với tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn toàn Thành phố khoảng 1.868 ha (gồm 1.384ha thuộc khu vực đô thị và 484ha khu vực nông thôn). Nguồn vốn phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng.

Nhiều giải pháp mới cũng được đưa ra phù hợp thực tiễn, tính khả thi cao, thể hiện rõ vai trò nhà nước trong công tác phát triển nhà ở, cũng như điều tiết thị trường bất động sản.

Đưa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống

Mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đây là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

Tạo bứt phá để Hà Nội là Thành phố: “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Mục tiêu đặt ra là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, Chương trình hành động của Hà Nội đã xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để quyết tâm đưa Nghị quyết số 15-NQ/TW đi vào cuộc sống. Trong đó, Thành phố xác định đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi giá trị; chú trọng phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch; ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô thông qua nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chương trình “Hội tụ tinh hoa và cộng hưởng sức mạnh văn hóa Quốc gia” với nhiều nội dung, cách thức thể hiện phong phú.

Đồng thời, hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai (đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5), hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống tạo điểm nhấn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030; mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistics hiện đại.

Đối với phát triển đô thị, Thành phố sẽ tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Phấn đấu đến năm 2025 có 3 - 5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1 - 2 huyện phát triển thành quận.

Tạo bứt phá để Hà Nội là Thành phố: “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Mục tiêu đặt ra là xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn.

Đặc biệt, để Nghị quyết số 15-NQ/TW đi vào cuộc sống, Hà Nội cũng đặt nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô. Theo đó, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Hà Nội sẽ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định đang còn vướng mắc, bất cập; trọng tâm là tiến hành tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Thủ đô nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật với các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô.

Hiện nay, Thành phố đang hoàn thiện Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội gắn với việc xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 08/2016/NQ-HĐND ngày 03/8/2016 của HĐND Thành phố về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hà Nội là địa phương tiên phong về thực hiện phân cấp trong quản lý, do đó Thành phố đang rà soát, bóc tách từng nhiệm vụ để tiếp tục phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện, cấp xã theo tinh thần giảm đầu mối. Cấp nào sát thực tế và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của người dân thì giao cho cấp đó thực hiện.

Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tổ chức mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền là nội dung tác động trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các quận, huyện, thị xã nói riêng và Thành phố nói chung. Việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước là một trong những khâu đột phá, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Hà Nội.

Đề án phân cấp của Hà Nội hướng tới mục tiêu phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương; bảo đảm vai trò chủ đạo, sự quản lý thống nhất của chính quyền thành phố; tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các cấp, ngành; khai thác hiệu quả và giải phóng nguồn lực của các địa phương, đặc biệt là các quận, huyện đã tự bảo đảm ngân sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Xem thêm
Phiên bản di động