Tạo bước ngoặt giảm số lượng huyện, xã
Xem xét 5 dự án luật và các nghị quyết quan trọng | |
Bàn về một số dự thảo luật quan trọng | |
Xem xét nghiêm túc kiến nghị của cử tri |
Trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, ở nước ta, từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất tới nay, các đơn vị hành chính đã có nhiều lần thay đổi lớn. Đó là giai đoạn hợp nhất (1976 - 1986) và giai đoạn chia, tách đơn vị hành chính các cấp (từ sau năm 1986 và kéo dài cho đến khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành).
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại phiên thảo luận. |
Quá trình chia, tách đơn vị hành chính các cấp, bên cạnh một số kết quả trước mắt đạt được như việc quản lý của chính quyền gần dân, sau khi chia tách được sự đầu tư từ ngân sách nhà nước nên có những thay đổi nhất định về kinh tế - xã hội, thì việc chia, tách đơn vị hành chính cũng phát sinh không ít hạn chế.
Đó là sự chia nhỏ đơn vị hành chính dẫn đến phân tán các nguồn lực, tiềm năng phát triển của các địa phương, làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, tăng biên chế công chức, viên chức, gây lãng phí ngân sách cho đầu tư xây dựng trụ sở làm việc…
“Để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XII, Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 56/2017/QH14 của QH Khóa XIV và tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp các đơn vị hành chính trong thời gian tới, việc xây dựng và ban hành Nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 là cần thiết”- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề tinh giản bộ máy hành chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng, rất phức tạp, nhạy cảm, thực hiện chủ trương của Trung ương, sắp xếp tinh gọn bộ máy đơn vị hành chính hiệu lực, hiệu quả. Theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, trong năm 2019 cơ bản sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.
Nghị quyết lần này tập trung giải quyết thực hiện nhiệm vụ trong năm 2019 là đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt cả 2 tiêu chí về diện tích và quy mô dân số. Ngoài ra, theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Chính trị, cân nhắc tính toán đến các yếu tố về đặc thù lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, điều kiện địa lý tự nhiên. Sau khi thảo luận, 100% Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết.
Theo đó, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% số tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...
Theo thống kê, tính đến ngày 10/1/2019 nước ta có 713 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 72 thành phố thuộc tỉnh, 49 quận, 47 thị xã và 545 huyện) và 11.161 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 1.602 phường, 608 thị trấn và 8.953 xã). Chính vì số đơn vị hành chính quá đông, dẫn đến số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng khổng lồ tiêu tốn rất nhiều ngân sách.
Vì vậy, việc sáp nhập các quận/ huyện, xã/phường (cấp thôn, tổ dân phố đã triển khai), thậm chí cấp tỉnh là việc nên làm. Ví dụ, Ninh Bình là địa phương khá bé, diện tích chỉ khoảng 1.400 km2, chia làm 8 huyện, thành phố (2 thành phố, 6 huyện), song cơ cấu số xã trong một huyện lại khá nhiều. Điển hình như huyện Da Viễn có đến 20 xã. Tương tự một số địa phương khác cũng vậy.
Do đó, để thực hiện Nghị quyết 18 một cách hiệu quả, một số chuyên gia cho rằng đã đến lúc Bộ Nội vụ phải tham mưu Chính phủ ban hành tiêu chí về quy mô dân số, diện tích như thế nào để đạt cấp hành chính xã/phường; quận/huyện/tỉnh/thành. Nhất quyết không để số lượng các đơn vị hành chính quá nhiều như hiện nay. Về cơ bản tính đến nay, cấp thôn, tổ dân phố đã sáp nhập xong, tới đây sẽ đến cấp xã/phường; quận/huyện và hy vọng tiếp theo sẽ đến cấp tỉnh/thành phố…
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24
Tổng LĐLĐ Việt Nam công bố 30 quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ
Sự kiện 20/01/2025 20:07