Tăng thuế rượu, bia phải “quản” cả thị trường trôi nổi
Chuyên gia kiến nghị tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu dùng Cần đánh giá tác động toàn diện với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt |
Tăng thuế theo lộ trình
Thời gian qua, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Trong đó, cơ quan này đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 80% vào năm 2026, tăng dần qua các năm và lên 100% vào năm 2030 đối với rượu từ 20 độ trở lên và bia. Với rượu dưới 20 độ, Bộ Tài chính đề xuất chịu thuế 50% từ năm 2026, sau đó tăng lên cao nhất 70% vào năm 2030.
Trước đó, để thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ rượu, bia và hạn chế lạm dụng rượu, bia, tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB năm 2014 quy định lộ trình tăng thuế từ năm 2016 - 2018.Hiện Luật thuế TTĐB quy định mức thuế này đối với rượu từ 20 độ trở lên là 65%, rượu dưới 20 độ là 35% và bia là 65% áp dụng từ năm 2018 đến nay. Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ Tài chính, mặc dù mặt hàng rượu, bia đã được tăng thuế suất TTĐB, nhưng sức mua của người tiêu dùng Việt Nam vẫn tăng nhanh, trong khi giá rượu, bia tăng chậm.
Lực lượng chức năng xử lý nhiều trường hợp kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Số liệu đưa ra từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, thuế rượu, bia của Việt Nam hiện mới chiếm 30% giá bán lẻ, trong khi đó ở nhiều nước tỷ trọng này chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ. Do vậy, lộ trình tăng thuế TTĐB với rượu, bia từ năm 2016 - 2018 là chưa đủ mạnh để tác động đến việc giảm tiêu dùng rượu, bia, đó là chưa kể đến việc hiện nay người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang sử dụng một lượng lớn rượu, bia, đặc biệt là rượu phi chính thức nằm ngoài sự quản lý của cơ quan Nhà nước, dẫn đến việc thất thu nguồn ngân sách.
Liên quan đến vấn đề quản lý rượu, bia, đặc biệt là rượu phi chính thức, số liệu từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra cho thấy, hiện trên thị trường có khoảng 70% rượu do người dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu giả nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước. Tổn thất về thuế đối với riêng rượu thủ công gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức (rượu nhập lậu, rượu thủ công, rượu giả…).
Đề cập đến vấn đề quản lý, xử lý liên quan đến rượu, bia, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023, lực lượng chức năng xử lý 102 vụ vi phạm liên quan đến rượu, bia và xử phạt với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Trong đó, rượu là 11.912 lít, bia là 14.226 lon, chai. Riêng tính nửa đầu năm 2024, mặt hàng rượu xử lý 153 vụ với tổng số tiền xử phạt khoảng 1,5 tỷ đồng. Mặt hàng bia xử lý 38 vụ, số tiền xử phạt 587 triệu đồng. Tuy nhiên, so với thực tế đây là con số rất nhỏ.
Cũng theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, nguyên nhân gây ra tình trạng bia, rượu nhập lậu là sự chênh lệch lớn chi phí giữa rượu, bia hợp pháp và bất hợp pháp. Mặt khác, là do thu nhập thấp, nhận thức kém, thông tin không rõ ràng, bị hấp dẫn do quảng cáo, xu hướng sính hàng ngoại xách tay… đã tạo ra lực cầu đối với rượu, bia nhập lậu.Trong khi đó, khung pháp lý đối với rượu, bia hợp pháp còn nhiều bất cập. Thực thi pháp luật còn chưa hiệu quả. Lực lượng kiểm tra giám sát còn mỏng, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn chưa tương xứng…
Rượu lậu có tràn ngập thị trường?
Nêu ý kiến đóng góp dự thảo Luật thuếTTĐB (sửa đổi) mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, trong đó có nội dung tăng thuế TTĐB với mặt hàng rượu, bia; tại tọa đàm “Đảm bảo lợi ích bền vững khi sửa đổi Luật thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn” được tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 7 vừa qua, đa số các chuyên gia đều đồng ý với dự thảo Luật, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng việc tăng thuế TTĐB với rượu, bia là cần thiết và đúng đắn, tuy nhiên phải được đánh giá một cách toàn diện.
Tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt Nam cho biết, khi tăng thuế TTĐB với sản phẩm rượu bia không chỉ dừng lại ở tăng giá sản phẩm mà cần kết hợp với các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân nhận thức được về tác hại của sản phẩm, thì mới có thể đạt được mục tiêu thay đổi được hành vi tiêu dùng. Điều này cũng bởi ở nước ta, rượu bia đã trở thành “văn hóa”, sản phẩm với tính chất như vậy thì độ co giãn của nó với giá cả sẽ không quá cao, thường thì với sự thay đổi về giá một chút sẽ không làm thay đổi tiêu dùng, cũng như có thể dẫn tới những thay đổi trong hành vi.
Trong khi đó, bày tỏ băn khoăn khi tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia, thì các sản phẩm rượu thủ công, rượu lậu có nguy cơ tràn ngập thị trường, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC Việt Nam cho rằng, rượu là sản phẩm có độ cồn rất cao, phần lớn là nhập khẩu song nhập khẩu chính ngạch để thu được thuế lại rất nhỏ. Trong khi đó, rượu thủ công, rượu không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng, không những không thu được thuế nhưng ảnh hưởng sức khỏe rất lớn, lại chiếm thị phần áp đảo.
Trước những lo ngại về việc kiểm soát rượu thủ công, rượu lậu, rượu bất hợp pháp lưu thông trên thị trường, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường khuyến nghị, thời gian tới cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bày bán, lưu thông trên địa bàn; đẩy mạnh công tác truyền thông; đồng thời quán triệt các cấp ngành, đoàn thể, đơn vị, tổ chức, cơ quan Nhà nước chỉ đạo không sử dụng các sản phẩm không dán tem nhãn, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia trong nước cần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường chất lượng trong sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bảo vệ tính minh bạch trong sản xuất, nhập khẩu đồ uống có cồn bảo vệ người tiêu dùng và tránh thất thu thuế. Về phía Chính phủ, cần bổ sung biên chế, kinh phí, phương tiện làm việc, thiết bị chuyên dùng giám định cho các lực lượng chức năng để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và ngăn gian lận thương mại…
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22