-->

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là hợp lý

(LĐTĐ) Giá đầu vào liên tục tăng cao khiến mặt bằng giá cả tăng theo làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và công nhân lao động. Do đó, việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là đúng đắn và cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị thông tin thêm về tăng lương tối thiểu Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2022 Đại biểu đánh giá cao kết quả tích cực trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Giúp giữ chân lao động ở lại doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường ngày 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng, người lao động ủng hộ, đón chờ quyết định việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022. Trong thời gian, qua người lao động đã chia sẻ rất nhiều với doanh nghiệp, nhất là trong thời gian dịch bệnh, họ phải làm việc 3 tại chỗ, đồng ý tăng thời giờ làm thêm.

Trước năm 2020, theo thông lệ, việc tăng lương tối thiểu vùng được điều chỉnh từ ngày 1/1 hàng năm, tiền lương tối thiểu của người lao động thường được tăng mỗi năm từ 5-7% nhưng trong 2 năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng cao, tiền lương tối thiểu vùng đã không tăng, thu nhập giảm, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là hợp lý
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 cho người lao động là hợp lý.

“Đến thời điểm này, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá đang tăng. Trong bối cảnh đó, việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022 là đúng đắn và cần thiết. Tuy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tăng chi phí tiền lương, nhưng việc tăng lương tối thiểu không chỉ cho người lao động mà chính là giúp doanh nghiệp có thêm động lực để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh”, đại biểu nói.

Theo đại biểu, cho dù doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ban đầu nhưng tăng lương sớm có ý nghĩa thiết thực để người lao động ổn định đời sống, giúp giữ chân lao động ở lại doanh nghiệp, động viên tinh thần đối với người lao động gắn bó, hăng say, tăng năng suất lao động, mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

“Tôi đề nghị Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng kể từ ngày 1/7/2022 như Tờ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và theo nguyện vọng của hàng triệu lao động theo hợp đồng trên cả nước”, đại biểu đoàn Đắk Lắk nhấn mạnh.

Phát biểu trước đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn Lạng Sơn) phân tích kỹ khó khăn mà công nhân lao động đang gặp phải, qua các dẫn chứng từ khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn.

Theo đại biểu, trong thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng một bộ phận lớn công nhân lao động vẫn rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn trong và sau đại dịch.

Điều tra năm 2021 của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy có 5% người được hỏi chỉ được ăn thịt, cá khoảng 1, 2 lần một tuần, 34% cho biết chỉ ăn thịt, cá 3 lần một tuần, 41% chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản và thật xót xa khi còn nhiều người lao động không dám đi khám bệnh vì không có khả năng chi trả.

Ở nước ta, công nhân lao động chiếm khoảng 15% dân số, chiếm 27% lực lượng lao động nhưng có sứ mệnh lịch sử và sứ mệnh chính trị đặc biệt quan trọng và đóng góp cơ bản vào ngân sách cũng như GDP. Vì vậy, người lao động cần phải được đãi ngộ xứng đáng, phải được đặt vào trung tâm của các chính sách để được hưởng thành quả từ sự phát triển của đất nước, của dân tộc.

Thu nhập thấp, giá tăng cao

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa dẫn quy định của Bộ luật Lao động về mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Với mức lương tối thiểu và cơ cấu nguồn nhân lực trong khu vực như vậy thì việc tăng lương tối thiểu sẽ không tác động lớn đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngược lại, tăng lương tối thiểu một mặt cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, thâm hụt lao động cao, mặt khác, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình họ và đây cũng là giải pháp kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế.

Nhưng trên thực tế, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào tháng 4/2022 cho thấy chỉ có khoảng 55% người lao động có tiền lương và thu nhập đủ sống, khoảng 25% phải chi tiêu tằn tiện, 13% không đủ sống ở mức tối thiểu.

Trong 2 năm, 2020 và 2021, để chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế, lương tối thiểu của người lao động không tăng. Còn từ ngày 1/7/2022 Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất, mức lương tối thiểu này sẽ được tăng thêm 6%.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát từ năm 2020 đến nay, nếu tính tổng vào năm 2020 là 2,31%, 2021 là 1,84% và 5 tháng đầu năm nay là 2,25% thì đã vượt quá con số 6% này. Với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong thời gian vừa qua thì thực tiễn là người lao động giờ đây không chỉ phải làm thêm giờ mà phải làm thêm việc, nhiều người lao động sau thời giờ làm công việc chính thức phải làm thêm công việc khác tại nơi làm việc khác với số giờ làm việc dài, vắt kiệt sức khỏe và vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ quan nhà nước.

Tăng lương để tăng năng suất lao động

“Với mức tăng 6% lương tối thiểu, vùng 1 cao nhất của nước ta sẽ là 4.680.000 tương đương với 200 USD, so sánh với các quốc gia trong khu vực thì mức lương tối thiểu này vẫn còn thấp”, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nói và cho biết thêm: Indonesia có dân số là 274 triệu thì mức lương tối thiểu tháng ở Jakarta là 323 đô la, Philippines dân số 110 triệu thì mức lương tối thiểu tối thiểu là 226 đô la, Thái Lan dân số 70 triệu mức lương tối thiểu là 260 đôla và dự kiến sẽ tăng lên hơn 300 đô la, Malaysia dân số 33 triệu thì lương tối thiểu ở 57 thành phố lớn là 282 đô la, ở Trung Quốc từ ngày 1/8/2021 lương tối thiểu tại thành phố Bắc Kinh nâng lên là 360 đô la.

Với mức lương tối thiểu và cơ cấu nguồn nhân lực trong khu vực như vậy thì việc tăng lương tối thiểu sẽ không tác động lớn đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Ngược lại, tăng lương tối thiểu một mặt cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành, các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, thâm hụt lao động cao, mặt khác, góp phần bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình họ và đây cũng là giải pháp kích thích tiêu dùng, kích thích kinh tế.

“Công nhân lao động cũng như nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của quốc gia, để bảo vệ và phát triển tài sản quý giá này, tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm thương lượng tăng lương tối thiểu năm 2023 để bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, như quy định của Bộ luật Lao động. Tôi rất kính mong nhận được sự thấu hiểu và chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp với người lao động”, đại biểu nhấn mạnh.

Đồng thời, đại biểu đoàn Lạng Sơn cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu giao cơ quan độc lập, có thể là cơ sở nghiên cứu để công bố hoặc phản biện lại mức sống tối thiểu do cơ quan thống kê công bố nhằm tăng cường tính khách quan, khoa học; nghiên cứu điều chỉnh mức lương tối thiểu giờ phải cao hơn hẳn so với mức trung bình của lương tối thiểu tháng./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

(LĐTĐ) Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất  311 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Ất Tỵ năm 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) 11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xem thêm
Phiên bản di động