Tăng giờ làm thêm: Tránh để người sử dụng lao động lạm dụng
Nhiều lao động phải làm thêm giờ, tăng ca vượt quy định | |
Cân nhắc kỹ quy định khung giờ làm thêm |
Người lao động có lợi?
Ngày 3/6, tại Hà Nội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Đây là dự án Luật được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp lần thứ 7 đang diễn ra.
Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, qua thu thập ý kiến, phần lớn người lao động (NLĐ) không mong muốn mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm so với quy định hiện tại, mà đề xuất cần tập trung các giải pháp để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho NLĐ.
Một bộ phận đồng ý tăng thời gian làm thêm vì thu nhập còn quá thấp hoặc do nhà trọ chật hẹp, nóng bức, muốn tiết kiệm tiền điện nên chấp nhận làm thêm.
Quang cảnh Hội nghị |
Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Thực tế những năm qua ở nhiều doanh nghiệp, NLĐ đã phải tham gia làm thêm, tăng ca vượt quy định, thậm chí đến 500-600 giờ/năm. Do vậy, việc xem xét tăng thời giờ làm thêm phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác như việc làm, thất nghiệp, sức khỏe của NLĐ, môi trường làm việc, an toàn lao động, tổng số giờ làm chính thức của NLĐ, các vấn đề về xã hội… và cả xu hướng tiến bộ của thế giới hiện nay (giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi).
Bên cạnh đó, việc tăng giờ làm thêm phải tính toán trong mối tương quan với thời giờ làm việc chính thức, đảm bảo tái tạo kịp thời sức lao động cho NLĐ. Hiện nay, quy định về thời giờ làm việc chính thức của Việt Nam rất cao (48 giờ/tuần, mức cao nhất trong khuyến nghị về thời giờ làm việc hàng tuần của ILO và là mức cao nhất trên thế giới), trong khi hầu hết các nước đang duy trì 40 giờ hoặc 35 giờ/tuần, số ngày nghỉ lễ, tết còn ít so với các nước trong khu vực và thế giới.
Tăng giờ làm thêm cần tính đến các giải pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến đời sống NLĐ. |
Cũng theo đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, thực tế cho thấy, tăng thời giờ làm thêm tỷ lệ thuận với lợi ích người sử dụng lao động thu được. Trong khi, NLĐ làm ngoài giờ tuy có tăng thu nhập nhưng phải đối diện với nhiều chi phí phát sinh và nguy cơ tai nạn lao động, quấy rối, bạo hành, như: Chi phí trông con nhỏ ngoài giờ (có nơi 10.000đ/giờ trông trẻ ngoài giờ); chi phí tái tạo sức lao động; nguy cơ bị hành hạ, ngược đãi từ người quản lý do áp lực công việc; nguy cơ bị quấy rối do phải đi làm vào buổi tối, đặc biệt là với lao động nữ…
Đề cập đến vấn đề làm thêm giờ, bà Đàm Thị Vân Thoa - Phó Ban Chính sách pháp luật Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, để bảo đảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, tính linh hoạt trong việc sắp xếp và huy động nhân công của các doanh nghiệp trong nhóm lao động thâm dụng, quy định làm thêm giờ cần nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của việc tăng thời gian làm thêm giờ như: Giảm thời gian nghỉ ngơi, giải trí, ít có cơ hội cải thiện đời sống tinh thần, đặc biệt đối với lao động nữ... đồng thời tránh sự lạm dụng của người sử dụng lao động.
Đề nghị duy trì giới hạn trần làm thêm giờ trong tháng
Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đồng ý xem xét mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ như trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất khi việc chi trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ được tính theo lũy tiến. Cụ thể, 2 phương án thực hiện lương lũy tiến Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất, gồm: Phương án 1: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% cho 2 giờ làm thêm đầu tiên, 200% cho giờ làm thêm thứ 3, 250% cho giờ làm thêm thứ 4; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200% cho 2 giờ làm thêm đầu tiên, 250% cho giờ làm thêm thứ 3, 300% cho giờ làm thêm thứ 4; c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% cho 2 giờ làm thêm đầu tiên, 350% cho giờ làm thêm thứ 3, 400% cho giờ làm thêm thứ 4; Phương án 2: a) 200 giờ làm thêm đầu tiên, tính như quy định hiện hành (ngày thường; ngày nghỉ; ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương); b) Từ giờ 201 đến giờ thứ 300: Ít nhất bằng 250%; c) Từ giờ 301 đến giờ thứ 400: Ít nhất bằng 300% . |
Bày tỏ quan điểm về tăng giờ làm thêm, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam với thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp (2.340 USD năm 2017), năng suất lao động còn ở mức thấp… thì mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ là nhu cầu có thực để góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Dự thảo xác định việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ. Như vậy, so với pháp luật hiện hành, dự thảo luật đã bỏ giới hạn trần làm thêm giờ trong tháng và mở rộng khung khỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt tăng thêm 100 giờ/năm.
Về giới hạn làm thêm giờ tối đa trong tháng, theo ông Lê Đình Quảng, Bộ luật Lao động hiện hành đang quy định giới hạn số giờ làm thêm trong ngày (không quá 50% số giờ làm việc bình thường), trong tháng (không quá 30 giờ) và trong năm. Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) hiện bỏ quy định về giới hạn làm thêm giờ tối đa trong tháng.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng người sử dụng lao động “vắt sức” NLĐ để làm thêm giờ trong một khoảng thời gian dài liên tục trong bối cảnh tăng thời gian làm thêm giờ trong năm, đề nghị cần tiếp tục duy trì giới hạn trần làm thêm giờ trong 1 tháng, song có thể xem xét để nới rộng giờ làm thêm tối đa trong tháng.
Về thời giờ làm việc bình thường, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng năng suất lao động, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhưng duy trì được sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động cũng như có thời gian chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ.
Hiện nay, với quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, số giờ làm việc của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong lúc đó, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan Nhà nước (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ).
Đến nay, sau 20 năm, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng quy định thời giờ làm việc 40 giờ/tuần vẫn chỉ được thực hiện đối với công chức, viên chức, NLĐ trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Trong nhiều năm, quy định này đã tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước và người lao động khu vực ngoài Nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động.
Vì vậy, cùng với việc mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm, thì việc xem xét để giảm thời giờ làm việc bình thường của NLĐ từ “48 giờ trong một tuần” xuống “44 giờ trong một tuần” vào thời điểm hiện nay là cần thiết và có cơ sở.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49