Tăng động giảm chú ý ở trẻ: Không phải bệnh nhưng đừng chủ quan
Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ | |
Bệnh tử kỷ: Nỗi lo thời hiện đại |
Môi trường sống yếu tố chính gây hội chứng
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh, ở các nước thường gọi hội chứng tăng động giảm chú ý là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý chứ không gọi là bệnh tăng động giảm chú ý. Vì nếu gọi bệnh thì sẽ phải dùng thuốc, nhưng vì đây là hội chứng rối loạn nên các phụ huynh cần phải hiểu đúng và phải có phương pháp can thiệp hợp lý giúp trẻ kiểm soát tốt hành vi của mình. Trừ một số trường hợp rối loạn tăng động giảm chú ý ở mức độ quá nghiêm trọng thì mới phải can thiệp bằng thuốc. “Nguyên nhân trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có rất nhiều như, yếu tố sinh học; di truyền; người mẹ bị bệnh khi mang thai; trẻ bị chấn động não khi sinh hoặc sau sinh… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường sống là yếu tố chính khiến trẻ mắc hội chứng” – bác sĩ Minh khẳng định.
Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý |
Cũng với quan điểm trên, bác sĩ Trịnh Tất Thắng - Chủ tịch Hội Tâm Thần TP HCM cho rằng: Với cuộc sống hiện đại, gấp gáp như hiện nay thì nhiều gia đình coi máy tính, điện thoại, ipap, tivi... thay cho những người bạn đồng trang lứa với con. Sở dĩ, nhiều phụ huynh lựa chọn cách này vì họ sợ con nghịch nhiều, sợ con làm đổ vỡ đồ trong nhà, sợ con đùa nghịch gây ồn ào sẽ ảnh hưởng tới công việc của bố mẹ... nhưng đây là một lựa chọn rất sai lầm. Thực chất, con đùa nghịch mới thể hiện được cá tính cũng như sự tìm tòi, sáng tạo của con và thông qua mối quan hệ của con với các bạn cùng trang lứa cha mẹ sẽ biết được con mình có phát triển bình thường không? Hay con có triệu chứng hội chứng tăng động giảm chú ý không?... Vì không kiểm soát nên con dễ dàng tìm xem những kênh truyền hình không phù hợp với lứa tuổi dẫn việc con sẽ nói và làm theo những gì trên ti vi dậy, bố mẹ sẽ không biết và lâu dần không thể kiểm soát được những suy nghĩ, hành động của con, hay những thay đổi tâm sinh lý...
Làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý
Theo bác sĩ Thắng, để tránh những hệ lụy không mong muốn, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm, nếu quan sát trẻ có những biểu hiện kéo dài hơn 6 tháng như: Hoạt động thái quá: Trẻ hoạt động liên tục, chạy nhảy leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác… ; Kém tập trung: Trẻ thiếu tập trung, chú ý trong học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày và ngay trong lúc chơi. Trẻ mơ màng và có nhiều bất cẩn khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó; Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì, hay gây ồn ào, làm phiền người khác liên tục; Bốc đồng, nói leo: Trẻ thường làm gián đoạn, cắt ngang hoặc hấp tấp đưa ra câu trả lời trước khi giáo viên kết thúc một câu hỏi.
“Hiện nay vẫn chưa nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân cụ thể của việc trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, thấy trẻ có những biểu hiện trên thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa để các bác sĩ sẽ chuẩn đoán đúng, sớm tình trạng của trẻ để biết được trẻ đang ở giai đoạn nào và có cần thiết phải can thiệp bằng thuốc hay không?” – bác sĩ Thắng khuyên.
Hội thảo quốc tế “Tự kỷ ở Việt Nam – Hiện trạng và thách thức” Số lượng lớn người tự kỷ, nếu không được can thiệp sớm, không được hướng dẫn các kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, sẽ trở thành một gánh nặng không nhỏ cho xã hội... nhiều vấn đề đã được "mổ xẻ" tại hội thảo |
Cạnh đó, theo bác sĩ Minh, chỉ can thiệt với trẻ khi thăm khám được các bác sĩ kết luận chính thức. Bởi, không phải bất kỳ trẻ nào có biểu hiện nêu trên đều kết luận trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý. Với trường hợp, trẻ đã được chuẩn đoán là mắc chứng tăng động giảm chú ý mà không được hỗ trợ, tư vấn về tâm lý của bác sĩ chuyên khoa thì trước hết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ. Tiếp theo, trẻ sẽ xuất hiện các hành vi như đánh, đẩy bạn, leo trèo quá mức dễ gây tại nạn thậm chí có thể có hành động ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Nặng hơn, khi trẻ lớn lên có thể sẽ tham gia đua xe, sử dụng chất cấm... nhìn chung có nhiều hành vi gây ảnh hưởng cho xã hội sau này.
Theo thống kê của Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) thì số lượng trẻ mắc chứng tăng động ngày càng gia tăng. Thực tế, bệnh tăng động ở trẻ khi mới bị rất khó phát hiện, chỉ khi bé đã mắc một thời gian thì mới có biểu hiện rõ rệt. Tại khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình cứ khoảng 20 trẻ đến khám, chữa bệnh hằng ngày thì 3-4 trẻ mắc chứng tăng động. Đây là một con số thực sự đáng lo ngại trước tình trạng ngày càng gia tăng của căn bệnh này. Tuy nhiên, các bác sĩ bệnh viện nhi trung ương cho rắng, để giảm tình trạng con bị hội chứng tăng động giảm chú ý thì lời khuyên dành cho cha mẹ là cần quan tâm con hơn, tạo cho con không gian vui chơi, giải trí lành mạnh để có thể biết được những thay đổi bất thường và kịp thời can thiệp phù hợp.
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47