Tám thành viên đội nữ Iran là... đàn ông
‘Messi Thái’ sẽ tới Mỹ Đình, tuyển nữ Việt Nam được nghỉ sau vòng loại thứ 2 | |
Cơ hội nào cho ĐT nữ Việt Nam ở vòng loại thứ ba Olympic 2016? |
Mojtabi Sharifi, một quan chức điều hành giải đấu ở Iran, vừa lên tiếng tố cáo sự “vô đạo đức” của Liên đoàn bóng đá nước này khi để 8 cầu thủ nam tham dự đội tuyển nữ mà chưa thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Phát biểu trước báo giới Iran, Mojtabi Sharifi cho biết: “Có 8 cầu thủ tham dự đội nữ Iran là nam giới mà chưa qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính”.
8 cầu thủ nữ Iran bị phát hiện là... đàn ông |
Hôm thứ Tư vừa qua, nhà chức trách đã yêu cầu kiểm tra giới tính của toàn bộ đội tuyển quốc gia nữ Iran cũng như các cầu thủ tham dự giải đấu. Hiện tại, danh tính của 8 thành viên “giả dạng” trên vẫn chưa được tiết lộ.
Được biết, do đội nữ Iran thường ra sân với khăn đội đầu và bộ quần áo trùm kín cả người, do đó, rất khó để xác định giới tính thật của các cầu thủ. Điều này đã khiến cho LĐBĐ Iran trà trộn nam giới vào tuyển nữ.
Năm 2014, cơ quan điều hành bóng đá Iran đã kiểm tra ngẫu nhiên giới tính của tuyển nữ và phát hiện 4 trường hợp nam giới không trải qua phẫu thuật hoặc mắc chứng rối loạn phát triển giới tính. Trước đó, năm 2010, họ cũng nghi ngờ thủ môn đội nữ Iran là đàn ông.
Thực tế, việc chuyển đổi giới tính được xem là hợp pháp theo fatwa - một luật lệ tôn giáo do nhà cách mạng Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini đặt ra. Nó trái ngược với luật lệ Sharia của đất nước, nghiêm cấm đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Trong quá khứ, tuyển nữ Iran cũng bị phát hiện sử dụng cầu thủ nam |
Tại đất nước này, quá trình chuyển đổi giới tính trải qua nhiều giai đoạn và thường mất khoảng 2 năm để hoàn thành, trong đó bao gồm cả việc trị liệu bằng các liệu pháp hormone trước khi phẫu thuật.
Ở Iran, bóng đá thu hút rất nhiều phụ nữ, bất chấp luật lệ tôn giáo cấm họ không được vào SVĐ để theo dõi bóng đá. Mới đây, đội trưởng đội nữ Iran đã không thể sang Malaysia cùng toàn đội vì sự ngăn cấm của chồng cô.
Trước báo giới, Niloufar Ardalan cho biết: “Là một phụ nữ Hồi giáo, tôi muốn phục vụ Tổ quốc, chứ đâu phải đi du lịch. Tôi hy vọng chính quyền sẽ tạo điều kiện cho những VĐV nữ bảo vệ quyền lợi của mình trong những tình huống như vậy”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Thể thao 24/01/2025 11:27
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Thể thao 24/01/2025 07:03
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Thể thao 24/01/2025 07:00
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03