Tài xế liên tục phản đối trạm thu phí T2, vì sao?
Không để xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí | |
Trạm thu giá chỉ cần lấy lại tên cũ là Trạm thu phí | |
[Infographics] Đề xuất 5 phương án thu giá dịch vụ BOT Cai Lậy |
Trong ngày 24/5, tiếp tục có nhiều tài xế dừng xe tại làn thu phí để phản đối vị trí đặt trạm BOT T2 (trạm T2) trên Quốc lộ (QL) 91 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), gây ùn tắc giao thông. Trạm phải liên tục xả để thông thoáng.
Rất bất cập
Ông Huỳnh Ngọc Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Huỳnh Thiên (TP Cần Thơ), phản ánh: "Những ôtô đi từ Cần Thơ đến TP Long Xuyên (An Giang), mua vé qua trạm T1 và T2 cho toàn tuyến là hợp lý. Nhưng phương tiện từ TP Long Xuyên muốn đi TP Rạch Giá (Kiên Giang), chỉ đi quãng đường khoảng 300 m qua trạm để vào QL80 mà bắt mua vé 35.000 đồng/lượt cho toàn tuyến BOT là rất bất cập".
Tài xế dừng xe tại trạm thu phí T2 làm ùn tắc giao thông Ảnh: CA LINH |
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về phương án xử lý trước các kiến nghị của địa phương về trạm T2, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết đơn vị này đang rà soát và tính toán các phương án, trong đó có miễn, giảm phí cho người dân, mở rộng vùng miễn, giảm. "Có thể sang tuần tới sẽ chốt phương án và có thông tin cụ thể. Di dời trạm cũng là một phương án được tính toán nhưng có lẽ không khả thi" - ông Huyện nói.
Về đề xuất làm thẻ tính theo km quãng đường mà đại diện Sở GTVT tỉnh An Giang đề xuất, vị lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng trạm T2 áp dụng hình thức thu phí hở (thu phí theo lượt, bởi có nhiều đường nhánh), không thể áp dụng hình thức thu phí kín (theo chiều dài quãng đường thực đi, hiện chỉ áp dụng cho đường cao tốc vì khép kín).
"Hình thức thu phí này cũng được triển khai trên cả nước đối với các dự án nâng cấp, mở rộng, nên cần có sự thống nhất. Vì vậy, không thể thực hiện được phương án như đề xuất của tỉnh An Giang" - ông Huyện khẳng định và nói thêm rằng nhân dân cần chia sẻ, bởi nếu xử lý cho trạm T2 thì phải xử lý những trạm BOT khác thế nào?
"Tổng cục Đường bộ đã phối hợp nhà đầu tư và các địa phương rà soát để miễn, giảm phí cho người dân vùng ảnh hưởng của tỉnh Đồng Tháp. Việc miễn, giảm sẽ trong bán kính từ 5-10 km" - ông Huyện nói và phân tích rằng trước đây cầu Vàm Cống chưa xây xong nên việc miễn, giảm phí cho khu vực này chưa được tiến hành. Nay cầu đã thông xe nên xem xét miễn, giảm phí người dân trong bán kính 5-10 km là cần thiết.
"Dự kiến, chúng tôi sẽ hoàn thành và có quyết định về việc miễn, giảm phí vào tuần sau" - ông Huyện khẳng định và thông tin thêm rằng phương án di dời trạm T2 là không thể vì nhà đầu tư mới tiến hành thu phí hoàn vốn cho dự án, số tiền còn lại của nhà đầu tư là rất lớn, nhà nước không có tiền để mua lại trạm.
"Như chúng tôi đã nhiều lần nói, do ngân sách hạn hẹp nên nhà nước phải kêu gọi tư nhân đầu tư. Và đương nhiên, doanh nghiệp phải thu hồi vốn, nên rất cần sự chia sẻ của người dân" - ông Huyện nhấn mạnh, đồng thời cho rằng cầu Vàm Cống được hoàn thành và không thu phí là một trong những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.
Liên tục bị phản ứng
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL91 và 91B theo hình thức BOT với vốn đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng. Dự án có 2 trạm thu phí, gồm trạm T1 (đặt tại quận Ô Môn) và trạm T2 (đặt tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ - giáp ranh tỉnh An Giang), với thời gian thu phí hơn 23 năm.
Theo đó, tài xế sử dụng QL91 và 91B từ Cần Thơ đi An Giang, nếu mua vé tại trạm T1 thì sử dụng chính vé này qua trạm T2 và ngược lại. Hai trạm này hoạt động vào năm 2016, thu phí từ 35.000 đồng đến 200.000 đồng/lượt phương tiện. Trạm T2 nằm ở cuối QL91, sát nút giao với QL80 (ngã ba Lộ Tẻ) từ Kiên Giang lên. Phương tiện từ QL80 đi vào Long Xuyên bắt buộc phải qua trạm T2 và mua vé cho toàn tuyến đường nâng cấp QL91 dù chỉ sử dụng một đoạn ngắn. Chính vì vậy, từ khi đưa vào sử dụng, trạm T2 liên tục bị tài xế phản ứng.
Đầu năm 2018, Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, kiểm tra, đánh giá để có phương án đặt trạm T2 phù hợp nhất trước khi khánh thành cầu Vàm Cống. Sau đó, Bộ GTVT chọn cách giải quyết là miễn, giảm giá vé qua trạm cho các phương tiện trong phạm vi 8 km xung quanh trạm. Bù lại thời gian thu phí tăng lên 34 năm.
Miễn, giảm không còn phù hợp Trong cuộc trao đổi với báo chí vào ngày 23-5, ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang, cho rằng giải pháp miễn, giảm hiện nay không còn phù hợp, do cầu Vàm Cống đưa vào sử dụng thì lượt phương tiện từ cầu qua QL80 đến trạm T2 để đi An Giang cũng tăng. Vì vậy, cần giải pháp tạo sự đồng thuận. |
Theo Văn Duẩn - Ca Linh/ nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (25/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Phát hiện cơ sở "tuồn" nửa tấn giá đỗ bẩn ra thị trường mỗi ngày
Tạm cấm một số tuyến đường trong 2 ngày 26 và 28/1 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Hành trình trao quà Tết qua 26 tỉnh thành của SABECO
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Tin khác
Tạm cấm một số tuyến đường trong 2 ngày 26 và 28/1 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Giao thông 25/01/2025 10:40
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Giao thông 24/01/2025 19:35
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Giao thông 24/01/2025 18:47
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Giao thông 24/01/2025 18:42
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Giao thông 24/01/2025 17:59
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24