-->

Tai nạn đuối nước ở trẻ em: Đừng để mãi ám ảnh

(LĐTĐ) Thời gian qua, liên tiếp các vụ đuối nước xảy ra đối với trẻ em trên nhiều vùng quê, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội. Dù những hồi chuông cảnh báo đã được gióng lên từ lâu, nhưng dường như tai nạn đuối nước vẫn đang trực chờ.
tai nan duoi nuoc o tre em dung de mai am anh Tăng cường các giải pháp phòng, chống đuối nước
tai nan duoi nuoc o tre em dung de mai am anh Bể bơi trong trường học: Mô hình có thành hiện thực?

Đau thương dồn dập

Trong khi dư luận chưa hết bàng hoàng bởi vụ đuối nước xảy ra vào ngày 8/2 tại huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) đã cướp đi sinh mạng của 6 học sinh Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, thì vào chiều ngày 21/3, 8 học sinh của Trường Tiểu học và THCS Hữu Nghị (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) rủ nhau ra sông chơi cũng đã bị dòng sông cướp đi sinh mạng.

Tiếp sau đó, ngày 14/4, tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), một nhóm gồm 3 học sinh tiểu họcđã rủ nhau ra hồ nước của gia đình câu cá. Vì trời nắng nóng nên các em đã xuống hồ tắm nhưng do không biết bơi nên đã đuối nước, tử vong. Hay gần đây nhất, ngày 6/5, một nhóm học sinh của Trường THCS Vĩnh Ninh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) rủ nhau ra sông Mã tắm. Tuy nhiên, lúc xuống sông, do trượt chân vào vùng nước sâu, 4 học sinh đã bị nước cuốn mất tích và đều tử vong.

tai nan duoi nuoc o tre em dung de mai am anh
Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường tăng cường tổ chức dạy bơi cho học sinh.

Những vụ tai nạn thương tâm này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về tai nạn đuối nước, mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh và các cơ quan chức năng, nhất là khi kỳ nghỉ hè năm học 2018-2019 đang đến rất gần.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trong giai đoạn 2010 - 2015, trung bình mỗi năm nước ta có trên 3.000 thanh, thiếu nhi tử vong do đuối nước. Con số này dù đã giảm xuống 1.995 em vào năm 2017 và 782 em (của 42/63 tỉnh thành) trong 6 tháng đầu năm 2018 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có số lượng em nhỏ tử vong do đuối nước cao nhất Đông Nam Á và gấp 10 lần so với các nước phát triển.

Nguyên nhân chính là do các em không biết bơi, thiếu kỹ năng xử lý khi xảy ra tai nạn đuối nước; nhiều em thiếu không gian vui chơi, lại vào thời điểm nghỉ hè dẫn đến việc các em ra sông, suối để vui chơi, tắm mát. Mặt khác, môi trường sống xung quanh trẻ lại không bảo đảm an toàn, như tại các ao, hồ quanh nhà không có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm, ở xa khu dân cư, ít người qua lại nên khi trẻ rơi vào tình thế nguy hiểm không nhận được sự trợ giúp kịp thời của người lớn. Bên cạnh đó, còn do thiên tai bão lũ; do trẻ em chưa thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông đường thủy. Ngoài ra, sự thiếu quan tâm của phụ huynh cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn thương tâm đối với trẻ em…

Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Riêng tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cho biết, những năm qua, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, triển khai hiệu quả chương trình tập luyện môn bơi; phòng, chống đuối nước; tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí, hướng dẫn cho các em học sinh biết bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước; tổ chức nhiều lớp hướng dẫn, huấn luyện cứu đuối... Việc triển khai chương trình đã giúp ngăn chặn tối đa tai nạn đuối nước, giảm thiểu rủi ro cho người dân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên ở vùng sâu, vùng xa.

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, địa phương tổ chức phát động phong trào trẻ em học bơi, phòng, chống tai nạn đuối nước tại tất cả các loại hình bể bơi hiện có trên địa bàn trong dịp hè năm 2019 và các năm tiếp theo.

Đồng thời đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại các xã, phường, thị trấn, trường học; có chế độ ưu tiên, miễn, giảm tiền thuê bể bơi, tiền học phí cho trẻ em để tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học bơi và tập luyện bơi; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với các cơ sở tổ chức bơi, lặn, vui chơi giải trí dưới nước trên địa bàn; rà soát, cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho trẻ tại cộng đồng, các khu vực hồ, ao, sông, ngòi...

Đuối nước được xem là hung thần đã cướp đi rất nhiều sinh mạng trẻ em mỗi năm. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng trẻ em bị đuối nước thì việc phổ cập bơi và các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em là giải pháp hết sức cấp thiết. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Thông tin tại Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước trẻ em năm 2019 được tổ chức mới đây tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, với chức năng quản lý Nhà nước về các hoạt động bơi lặn và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật môn bơi, trong những năm qua, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh/thành trong cả nước xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn. Tính đến nay, 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, 80% quận, huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em và Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.

Trong 2 năm (2017 và 2018), ngành đã phối hợp tổ chức được hơn 60.000 buổi phổ biến, tuyên truyền; phát hành 160.000 tài liệu, gần 10.000 tin bài, phóng sự tuyên truyền về công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Đồng thời phối hợp tổ chức gần 2.000 lớp tập huấn cho gần 50.000 hướng dẫn viên dạy bơi và nhân viên cứu hộ đuối nước của các xã, phường, trường học, các đơn vị tổ chức hoạt động bơi lặn, khu vui chơi giải trí dưới nước; tổ chức gần 37.000 lớp dạy bơi cho trên 3.600.000 trẻ em, trong đó số trẻ em biết bơi sau khi tham dự các lớp học bơi là hơn 2.170.000 em; số trẻ em được học kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước là gần 5.000.000 em. Mô hình “Trẻ em toàn xã biết bơi” đã được triển khai tại 701 xã, phường, thị trấn; mô hình “Học sinh toàn trường biết bơi” đã được triển khai tại 753 trường học. Đến hết năm 2018, tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi tăng lên khoảng 35%.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ban, ngành và các địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Nhiều chương trình giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước đã được thực hiện. Môn bơi cũng đang được chọn lựa là một trong những môn tự chọn trong các nhà trường.

Để từng bước đáp ứng cơ sở vật chất trong dạy và học bơi, các hình thức xã hội hóa cũng đã được áp dụng một cách linh hoạt.Tính đến tháng 5/2018, cả nước đã có hơn 1.000 trường học có bể bơi, hơn 5.000.000 học sinh của cả ba cấp học đã biết bơi. Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và ban hành cơ chế chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng bể bơi, câu lạc bộ bơi và các hoạt động phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một phần rất quan trọng để chương trình dạy bơi có hiệu quả đó là phải làm cho các em học sinh, sinh viên yêu thích môn bơi và coi tập luyện môn bơi là một cách để rèn luyện thân thể. “Học bơi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm cho mỗi người trở nên hoàn thiện hơn, mạnh mẽ hơn. Trong một số trường hợp, biết bơi và có kỹ năng phòng chống đuối nước còn có thể giúp người khác vượt qua nguy hiểm, xây dựng một môi trường sống an toàn trong mỗi gia đình, nhà trường và cộng đồng” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Đặc biệt, để việc phòng chống đuối bước trở thành ý thức của mỗi học sinh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị, mỗi thầy cô giáo sẽ dành từ 3-5 phút trong các tiết học cuối cùng, trước khi tan trường để nhắc nhở các em học sinh tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần những nơi tiềm ẩn nguy cơ gây nên đuối nước.

Tính đến 30/10/2018, toàn quốc có 4.689 bể bơi các loại, trong đó có 1.796 bể bơi đạt chuẩn, còn lại có 2.893 bể bơi, hồ bơi đơn giản được các địa phương cải tạo các điểm ao hồ, sông ngòi và lắp đặt mô hình bể bơi đơn giản để dạy bơi cho trẻ em. Các loại hình bể bơi, hồ bơi đơn giản là giải pháp trước mắt khắc phục tình trạng thiếu bể bơi phục vụ nhu cầu cấp bách về việc phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo thời tiết 10 ngày tới và nhận định về đợt không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc.
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/2, trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết

(LĐTĐ) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia thông tin, trong ngày mùng 3 Tết Ất Tỵ, tức 31/1, cả nước xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, 33 người tử vong, 52 người bị thương. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã tước 283 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm giấy phép lái xe 820 trường hợp.
Xem thêm
Phiên bản di động