--> -->

Tài chính tiêu dùng: Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển

Sáng nay (25/3), tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Tài chính tiêu dùng: Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển" do báo Đầu tư tổ chức. Tọa đàm nhằm cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc và cộng đồng về vai trò và thực trạng của tài chính tiêu dùng sau hơn thập niên phát triển.
Ngành tài chính tiêu dùng "vượt bão", đón cơ hội từ đại dịch Covid-19 Home Credit tư vấn kiến thức tài chính tiêu dùng cho người dân Nhân sự trung, cao cấp: Mức lương cao nhất đạt 225 triệu đồng

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Lê Trọng Minh - Tổng biên tập báo Đầu tư cho biết: Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng tới năm 2030. Chiến lược này yêu cầu rất rõ nhiệm vụ là “Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn ngừa "tín dụng đen’”. Theo thống kê, dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung đã đạt mức khá cao đạt 1,8 triệu tỷ đồng tới năm 2020, chiếm 20% dư nợ cho vay nền kinh tế.

Tính riêng nhóm các công ty tài chính tiêu dùng thì dư nợ đạt khoảng 130.000 tỷ đồng với hơn 30 triệu khách hàng được phục vụ. Đây là con số ấn tượng với tài chính tiêu dùng còn non trẻ tại Việt Nam.

Cho vay tiêu dùng nói chung hiện đang thực hiện chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, và các công ty tài chính tiêu dùng. Nhưng như chúng ta nhiều lần từng đề cập tại các cuộc tọa đàm này, về lâu dài, vai trò của các công ty tài chính trong việc cung cấp các khoản vay cần phải tăng hơn nữa vì những ưu điểm riêng có và sự chuyên môn hóa cao của các công ty tài chính tiêu dùng trong phục vụ các dịch vụ tài chính cá nhân.

Tài chính tiêu dùng: Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển
Toàn cảnh Tọa đàm

Nhìn lại 1 năm kinh tế Việt Nam chịu tác động của đại dịch Covid-19, và nhìn dài hơn 10 năm phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng có thể thấy, ngoài những kết quả rất đáng khích lệ đạt được thì vẫn phải khẳng định, số lượng các công ty tài chính tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường chưa nhiều, tỷ trọng đóng góp trong dư nợ cho vay nền kinh tế vẫn còn thấp, hoạt động nội tại vẫn cần phải hoàn thiện...

Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tiêu dùng là động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao.

Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp hoặc thế chấp, nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm hàng gia dụng, mua xe, du học, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Cho vay tiêu dùng một mặt giúp đáp ứng nhu cầu của người dân chi tiêu, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận người dân, mặt khác còn có ý nghĩa lớn trong việc kích cầu nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), tài chính tiêu dùng, xét về lợi ích thì người dân đã có nhu cầu từ rất lâu và lợi ích rất nhiều. Song theo ông Hiếu, Nhà nước kiểm soát càng chặt thì hình thức phi chính thức càng phát triển, do đó chỉ cần để thị trường này phát triển tự nhiên theo nhu cầu thị trường là thành công. "Bất kể hoạt động kinh doanh nào cũng có rủi ro, Nhà nước không thể can thiệp ngăn chặn rủi ro này", ông Hiếu nhấn mạnh và làm rõ, bên cạnh rủi ro của cá nhân thì còn có rủi ro của tổ chức.

Đánh giá những tác động của tài chính tiêu dùng đến nền kinh tế, Phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định, tài chính tiêu dùng đem lại nhiều cơ hội hơn cho các cá nhân có nhu cầu tiêu dùng khi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu.

Các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn cấp tín dụng, có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn thì các công ty tài chính lại chọn phân khúc mà ngân hàng không thể đáp ứng. Với nhóm đối tượng dưới chuẩn, là người có thu nhập trung bình hoặc thấp, không chứng minh được thu nhập, chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại.

Các công ty tài chính tiêu dùng cung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy, tiền mặt phục vụ nhu cầu đột xuất…, với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của người dân, giúp người dân có thể chủ động trong chi tiêu, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.

Bên cạnh đó, việc phát triển tài chính tiêu dùng còn góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, có thu nhập không cao, các tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền tảng để họ có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác, bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Bằng cách này, các công ty tài chính tiêu dùng đã giúp đẩy mạnh quá trình triển khai tài chính toàn diện tại Việt Nam với các hộ gia đình, các chủ thể yếu thế trong nền kinh tế.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc hàng loạt TikToker sở hữu lượng người theo dõi “khủng” bất ngờ bị lực lượng chức năng “sờ gáy” và xử lý theo quy định pháp luật. Những cái tên như Lê Việt Hùng hay Mai Văn Dưỡng (Dưỡng Dướng Dường) là những ví dụ điển hình, cho thấy “thế giới ảo” không phải là vùng đất “miễn nhiễm” với pháp luật, và sự nổi tiếng trên mạng xã hội không đồng nghĩa với quyền lực vượt ra ngoài khuôn khổ đời thực.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Giai đoạn 2020 - 2025, đã có hơn 3.500 sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh; 280 sáng kiến sáng tạo được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội biểu dương khen thưởng; 121 sáng kiến tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và UBND Thành phố biểu dương… Kết quả này đã thúc đẩy đoàn viên, người lao động hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Tháng Công nhân năm 2025 đã ghi dấu ấn đậm nét của Công đoàn quận Long Biên với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận. Trong đó, Chương trình “Cảm ơn người lao động” và “Hát cho công nhân nghe” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức đã trở thành điểm sáng nổi bật, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức Công đoàn đối với người lao động - lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Hiện, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện tổ chức nhằm bảo đảm kỳ thi diễn ra an toàn, không gây xáo trộn.
Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Tháng 5 là tháng tri ân, tôn vinh công nhân, người lao động đang ngày đêm cống hiến cho xã hội. Và giữa muôn vàn nghề nghiệp, có một công việc đặc biệt mà ít ai để ý, nhưng lại không thể thiếu trong nhịp sống đô thị: Công nhân vệ sinh môi trường. Hãy cùng chúng tôi theo chân những người công nhân môi trường - những “người hùng áo phản quang” - để hiểu hơn về công việc, cuộc sống và cả những trăn trở phía sau lớp bụi đường họ đi qua mỗi ngày của họ nhé!
Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tin khác

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Sáng nay (5/5), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức vận hành hệ thống KRX. Ngay sau phiên ATO, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 8 điểm với số mã tăng áp đảo số mã giảm.
Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những con số tích cực, phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Thủ đô. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 310,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh 58,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chi cục Thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 4 tháng năm 2025 ước thực hiện trên 310 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động