-->

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Nhiều hoạt động vui Xuân đón Tết ở Trường Sa Để Trường Sa thêm xanh

Vượt sóng gió ra với Trường Sa

Công tác tại báo Lao động Thủ đô, tôi từng được Ban Biên tập tạo điều kiện tham gia đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân ra thực hiện nhiệm vụ thay, thu quân và chúc Tết quân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Trong chuyến hải trình từ Quân cảng Cam Ranh ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, do chưa quen với sóng gió nên không ít phóng viên thấm mệt và say sóng sau nhiều ngày lênh đênh trên biển.

Để từ tàu lên được các đảo, đa phần phóng viên phải di chuyển bằng xuồng, dù trên tàu và dưới xuồng đều có các thủy thủ dày dạn kinh nghiệm đón đỡ từng người, nhưng bước được xuống xuồng cũng không dễ dàng. Sóng lớn, xuồng lắc nhồi liên tục, mỗi người phải tận dụng thời khắc ngắn ngủi giữa hai ngọn sóng để xuống thật nhanh, phải đặt chân đúng chỗ để tránh bị kẹp giữa thành xuồng và mạn tàu.

Tác nghiệp ở Trường Sa
Phóng viên Mai Quý (Báo Lao động Thủ đô) giao lưu văn nghệ cùng các chiến sĩ hải quân ở đảo Trường Sa lớn.

Khó khăn là thế, nhưng khi được ngắm nhìn và đặt chân lên những hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc, được chứng kiến sức sống kỳ diệu tại mảnh đất khắc nghiệt nơi đầu sóng ngọn gió thì mọi mệt mỏi đều tan biến. Đến với quần đảo Trường Sa, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó chính là một sức sống mới đang bao phủ và thấm tràn trên mảnh đất thiêng liêng và anh hùng này. Đảo Trường Sa lớn - “Thủ đô” của quần đảo Trường Sa, đã được đầu tư xây dựng sân bay, ga hàng không, trụ sở làm việc của các cơ quan, trường học, Trung tâm y tế … Trên đảo còn có Nhà khách Thủ đô do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng quân và dân huyện đảo Trường Sa để phục vụ những đoàn khách ra thăm đảo.

Các đảo đã được lắp đặt và khai thác hiệu quả hệ thống năng lượng sạch như: Hệ thống tua-bin gió; tấm pin mặt trời; hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt… Từ khi chủ động được nguồn điện và nguồn nước sạch, cuộc sống của quân và dân trên các đảo đã được cải thiện rõ rệt. Đảo được thắp sáng mỗi đêm, cán bộ, chiến sĩ được xem ti vi, được nghe đài đều đặn. Các hoạt động sinh hoạt của người dân và hoạt động khám chữa bệnh, dạy học trên đảo cũng thuận tiện hơn. Nguồn nước ngọt không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của quân và dân trên đảo mà còn giúp cán bộ, chiến sĩ có nước để tăng gia sản xuất, tưới tiêu, tô thêm màu xanh, sức sống cho biển đảo Trường Sa.

Không chỉ có những thay đổi tích cực về diện mạo, cơ sở hạ tầng mà đời sống tinh thần của quân và dân trên các đảo thuộc quần đảo Trưởng Sa cũng không ngừng được cải thiện. Ghi nhận thực tế cho thấy, trên các đảo đều được bố trí sắp xếp tủ sách với đa dạng các đầu sách về pháp luật, lịch sử, văn học, nghệ thuật... Nhiều đảo có sân bóng nhân tạo, sân bóng chuyền và được lắp đặt các thiết bị tập thể dục để ngoài thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ trau dồi kiến thức, rèn luyện sức khỏe. Đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ được cải thiện, qua đó tạo động lực để mỗi chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Những kỷ niệm khó phai

Do hải trình phải trải qua nhiều đảo chìm, đảo nổi nên thời gian vào thăm các đảo thường rất ngắn, với đảo chìm chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ, còn đảo nổi thì nhiều thời gian hơn, thường là 1 ngày 1 đêm, nên phóng viên phải tranh thủ tối đa thời gian để tác nghiệp, lấy tư liệu. Tác nghiệp ở Trường Sa, ngoài việc phát hiện đề tài mới lạ thì làm sao ghi lại được những tấm ảnh, những cảnh quay đầu tiên, những khoảnh khắc sống động, độc đáo cũng là cả một vấn đề lớn. Cường độ làm việc luôn được đẩy lên cao nhất, không có thời gian dành cho nghỉ ngơi vì mỗi phút giây trên đảo đều rất đáng quý, không dễ có lại được.

Với tư cách là công dân, được một lần đặt chân ra Trường Sa đã là hạnh phúc; nhưng hạnh phúc hơn khi đặt chân đến Trường Sa, tác nghiệp giữa biển trời mênh mông và ôm đàn hát cùng các chiến sĩ. Gắn bó với báo cả chục năm trời, dự không biết bao nhiêu sự kiện trọng đại, tác nghiệp không biết bao nhiêu ngõ ngách của đời sống, nhưng phải công nhận, được tác nghiệp ở Trường Sa là một trong những hạnh phúc trong đời của người làm báo.

Đối với những phóng viên đã từng đi tác nghiệp ở Trường Sa, có lẽ chuyện “canh sóng” lúc nửa đêm đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt chuyến hải trình. Ở giữa trùng khơi, sóng biển dạt dào nhưng sóng điện thoại và mạng Internet lại chập chờn khiến việc gửi tin bài về tòa soạn trở thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Để “canh sóng” chúng tôi phải đợi tàu neo đậu gần các đảo, bởi khi đó sóng điện thoại và mạng Internet mới xuất hiện. Lúc này, không ai bảo ai, mỗi người chọn một góc trên tàu, gọi điện, sử dụng mạng Internet để làm việc… thành ra bị nghẽn mạng, nên việc kết nối dữ liệu di động để gửi tin bài về tòa soạn gần như là không thể.

Từ kinh nghiệm của những người đi trước, chúng tôi lựa chọn phương án tối ngủ sớm, để đêm thức “canh sóng” gửi tin bài về tòa soạn. Đến nửa đêm, khi chuông báo thức kêu, những phóng viên cần gửi tin bài về tòa soạn lại lẳng lặng ôm laptop lên boong tàu để “canh sóng”. Khi đó, mọi người đã ngủ say, nên sóng điện thoại di động khỏe hơn, nhưng mạng Internet vẫn phập phù, có những hôm thức trắng đêm mà vẫn không bắt được sóng.

Nhiều đêm, ngồi trên boong tàu, gió rít từng cơn, dù đã thả neo, nhưng tàu vẫn lắc lư, chòng chành theo từng đợt sóng khiến chúng tôi vừa phải ôm máy vừa phải bám chặt vào thành tàu. Có người may mắn đã mỉm cười ngay lần đầu “canh sóng” vì tìm đúng điểm “sóng rơi”, nhưng cũng có những người không may mắn, phải “canh sóng” cả đêm. Dù thành hay bại trong việc “canh sóng” nhưng tất cả đều cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tác nghiệp, được trải qua những thử thách ở nơi đầu sóng ngọn gió để thấy Trường Sa thật gần, để thấy trân quý hơn nghề báo mà mình đã chọn.

Tận dụng khoảng thời gian quý báu trên các đảo, chúng tôi được chứng kiến và tham gia vào nhiều hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đây, từ hoạt động văn hóa thể thao, tăng gia sản xuất đến tuần tra canh gác và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Với bản thân tôi, được ôm đàn Guitar cùng các chiến sĩ hát vang bài hát “Hát mãi khúc quân hành” ngay trên đảo Trường Sa lớn, giữa biển trời bao la của Tổ quốc là một kỷ niệm đẹp, không bao giờ quên.

Có thể nói, đến Trường Sa, phóng viên được hòa mình với đời sống của quân và dân trên đảo, từ đó, thấu hiểu, sẻ chia và truyền tải tâm tư tình cảm của quân, dân Trường Sa đến với bạn đọc cả nước. Mỗi một bài viết, hình ảnh, câu chuyện chân thực nhất về Trường Sa được truyền tải tới đất liền sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh để những cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở Trường Sa luôn vững tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mai Quý

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tổ địa bàn Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bắc Từ Liêm đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân, Công an các phường tổ chức đồng loạt Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ PCCC cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 2.000 người.
Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Từng bước bỏ lớp áo cũ, nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của Hà Nội nhằm nâng cấp hệ thống công viên, mang đến những không gian xanh, sạch, đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân.
Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội thực hiện chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động