Tác dụng phụ ít biết của tương cà chua gây hại cho trẻ
Các đồ ăn như bánh mì nướng, bánh mì, xà lách, khoai tây chiên, gà chiên hoặc thậm chí là bánh mì kẹp thịt không thể không có tương cà chua. Rưới tương cà chua lên những đồ ăn này, bạn sẽ cảm thấy vị giác được kích thích và ngon miệng hơn rất nhiều.
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng tương cà chua vô hại. Tuy nhiên, thực tế là tương cà chua có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Dưới đây là những lý do để chúng tôi khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con em mình ăn quá nhiều tương cà chua.
Tương cà chua chứa lượng si-rô bắp cao phân tử gây nguy cơ tiểu đường và béo phì
Đây là một trong những rủi ro sức khỏe của tương cà chua. Hầu hết các sốt cà chua chứa xi-rô bắp cao phân tử (High Fructose Corn Syrup - HFCS), gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Do đó, con của bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh trên và một số bệnh khác nếu bé tiêu thụ bánh mì nướng vào buổi sáng với nước sốt cà chua.
Tương cà chua có quá nhiều đường
Tương cà chua chứa khoảng 25% đường. Nó rất ngon nhưng đứa trẻ của bạn lại không cần nhiều đường như vậy. Con của bạn đã nhận đủ lượng đường từ các nguồn thực phẩm khác. Do đó hãy hạn chế cho con ăn tương cà chua.
Tương cà chua chứa nhiều muối sodium
Tương cà chua chứa quá nhiều muối sodium cũng là điều không tốt với sức khỏe của con bạn. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học Y tế công cộng Havard (Mỹ) và công bố trên New England Journal of Medicine cho biết: Sodium (Natri) là một loại muối mà cơ thể hấp thụ phần lớn từ những thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói đươc bày bán và tiêu thụ rộng rãi hiện nay như thịt nguội, thức ăn nhanh, thức ăn đông lạnh, thức ăn khô… Muối sodium là chất cần thiết cho các hoạt động của con người nhưng nếu hấp thụ quá nhiều lượng muối sodium có thể gây các bệnh tim mạch như huyết áp cao, đột quỵ...
Con của bạn đã nhận được lượng muối sodium hàng ngày từ các thực phẩm khác rồi, do đó bạn nên kiểm soát lượng tương cà chua trong thực đơn hàng ngày của con. Cụ thể, theo Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khỏe TPHCM, nhu cầu muối (tối thiểu) khuyến nghị theo độ tuổi (RDA) như sau: trẻ em dưới 6 tháng: 1200 mg/ ngày; trẻ 6-11 tháng: 2000 mg/ ngày; trẻ 1 tuổi: 2205 mg/ ngày; trẻ 2-5 tuổi: 3000 mg/ ngày; trẻ 6-9 tuổi: 4000 mg/ ngày; trên 10 tuổi: 5000 mg/ ngày.
Con bạn dễ bị nghiện tương cà chua
Tương cà chua có hương vị thơm ngon nên dễ khiến đứa trẻ của bạn bị nghiện. Điều này dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cho đứa trẻ. Do đó, hãy kiểm soát thật thận trọng lượng tương cà chua đưa vào cơ thể các bé
Theo Tùng Anh/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47