Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Tội ác không thể dung thứ!
Phát hiện chất cấm trong chăn nuôi lợn của 3 hộ gia đình | |
An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề trọng tâm trong năm 2016 | |
Phát hiện thịt lợn có lượng chất cấm tồn dư vượt 431 lần |
Chất độc hại vẫn hằng ngày xâm nhập con người
Chiều 23.3, lực lượng chức năng đã kiểm tra cơ sở của ông Trần Quốc Thái ở thị xã Bến Cát (tỉnh Bình Dương) và bắt quả tang 6 công nhân đang dùng vòi bơm nước để bơm vào miệng khoảng 10 con heo, trong chuồng vẫn còn 200 con đã được bơm nước và tiêm thuốc an thần nên đang bị say thuốc và ngủ li bì. Điều nguy hiểm nhất là trước khi bị phát hiện, cơ sở này đã hoạt động được gần 1 năm, mỗi ngày cung cấp khoảng 300 con heo cho thị trường TP. Hồ Chí Minh.
Một năm không biết có bao nhiêu vụ việc như thế này bị phát hiện tại các địa phương và chắc chắn là con số chưa bị phát hiện vẫn còn lớn hơn nhiều. Không có bất cứ một hồ sơ hay cơ quan chức năng nào để có thể đưa ra được con số chính xác, nhưng theo nhận định ban đầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì có tới 20% số thịt lợn được đưa ra ngoài thị trường mỗi ngày có thể đã bị sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Thực phẩm bẩn đang đầu độc người dân (ảnh minh họa) |
Theo các nhà khoa học thì chất cấm không chỉ có salbutamol mà còn rất nhiều hóa chất công nghiệp gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, kể cả những chất chưa được đưa vào danh mục chất cấm sử dụng trong thực phẩm như hàn the, phóc-môn đều phải cấm sử dụng, bởi nếu người tiêu dùng thường xuyên ăn phải loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ gây mục xương, thậm chí là ung thư.
Thật khó để có thể phân biệt các loại thực phẩm bằng mắt thường, đã đến lúc việc quản lý hóa chất trong thực phẩm cần được quản lý chặt chẽ ngay từ những khâu đầu vào, có như vậy mới có thể hạn chế và chấm dứt tình trạng những loại hóa chất độc hại đang ngày ngày xâm nhập vào cơ thể của những người sử dụng.
Cần phải xử phạt nặng hơn
Tại buổi tọa đàm tìm giải pháp đẩy lùi, triệt tiêu việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tổ chức mới đây, đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cho biết: Theo các quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1.7.2016), các hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi sẽ được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước. Các hành vi dùng chất cấm, ngay cả khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 1 - 5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng, hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi, có thể xử phạt tù lên đến 20 năm.
Theo các chuyên gia kinh tế: Quy định mới thể hiện sự đột phá trong nhận thức và thực tiễn pháp lý nước ta - cần thiết và đúng cho một loại tội phạm mới mang tính đầu độc cả một thế hệ, dân tộc. Việc nâng cao khung hình phạt, cùng với các biện pháp quản lý chặt chẽ quy trình nhập khẩu, hy vọng tình trạng sử dụng chất cấm trong thời gian tới sẽ được kiểm soát. Không chỉ xử phạt tù với những người trực tiếp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, việc đưa hành vi này vào khung hình sự cũng sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề truy xuất nguồn gốc chất cấm và xử lý các đối tượng liên quan.Tuy nhiên, cần có thêm các tiêu chí đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể để áp dụng thống nhất trong thực tế, tránh lọt tội và lạm dụng tham nhũng. |
Với Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với những tội liên quan đến sức khỏe con người, chỉ cần cấu thành hình thức, như đưa chất cấm vào thức ăn chăn nuôi, sử dụng cho con người là đã cấu thành tội phạm. Mức nguy hiểm được nâng lên ngang bằng với tội cướp tài sản và giết người. Sau khi thông tin nêu trên được đưa ra, có thể thấy dư luận hết sức đồng tình.
Chị Bùi Thu Thủy (Kim Liên, quận Đống Đa) chia sẻ: Đưa chất cấm vào trong chăn nuôi là hành vi hủy hoại con người, là tội ác không thể dung thứ. Hằng ngày, người dân vẫn sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau mà không biết được mức độ an toàn có đáng tin tưởng hay không. Theo tôi, khi có quy định mới, lực lượng chức năng phải làm thật mạnh tay, xử điểm một vài vụ để răn đe những đối tượng vẫn còn đang kiếm tiền trên sinh mạng của chính đồng bào mình”.
Nhìn dưới góc độ pháp lý, luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng: Pháp luật xử phạt trong lĩnh vực này cần phải thay đổi cơ bản: Phạt thật nặng và quy định xử phạt hành vi mà không cần phải có hậu quả xảy ra. Cứ có hành vi vi phạm là đã bị xử phạt nặng, còn hậu quả nghiêm trọng, nếu có, thì sẽ xử phạt nặng hơn, chứ không phải khi đó mới phạt được. Thật là vô lý, khi chỉ đe dọa giết người đã bị xử hình sự, trong khi đã thực hiện những hành vi “giết” nhiều người kéo dài lại không bị xử lý hoặc xử lý quá nhẹ”.
Hà Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47