Sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt siêu vi, viêm họng
Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết | |
Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì? |
Chị Nguyễn Thị Thủy 37 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình TP.HCM rất lo lắng vì 3 ngày nay con gái 3 tuổi bị sốt cao (39 độ). Cạnh nhà có hàng xóm bị bệnh sốt xuất huyết, vì thế chị Thủy rất hoang mang, không biết con mình sốt do cảm, bệnh hô hấp hay bị sốt xuất huyết để có hướng xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, chị Thủy còn thắc mắc, có cách nào xét nghiệm phát hiện bệnh sốt xuất huyết sớm hay không, xét nghiệm vào thời điểm nào thì phù hợp?
Các bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Thanh Huyền. |
Theo Ths - bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng Khoa sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sốt siêu vi, viêm họng, tay chân miệng nhưng vẫn có đặc điểm để phân biệt.
“Sốt xuất huyết không diễn tiến từ sốt nhẹ rồi mới chuyển lên sốt cao, mà ngay khi sốt đã rất cao (39 độ). Đặc biệt trẻ bị sốt xuất huyết sẽ vô cùng mệt mỏi, lừ đừ, không tham gia bất cứ hoạt động nào được, bải hoải, chỉ nằm một chỗ. Các hoạt động nhẹ nhàng nhất như xem ti vi, đọc truyện cũng không thể", bác sĩ Tuấn nói.
Làm cách nào để xác định chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Tuấn giải thích ngoài việc dựa vào trạng thái của trẻ khi được thăm khám, căn cứ vào dịch nôn, ói của trẻ, bác sĩ sẽ cho chỉ định làm xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm tìm kháng nguyên sốt xuất huyết chỉ thực hiện khi trẻ bị sốt từ 1 - 3 ngày. Còn nếu đã sốt trên 5 ngày, phải làm huyết thanh mới chẩn đoán được.
Không phải trường hợp nào bị sốt xuất huyết cũng cần nhập viện. Khi tới khám, tuy trẻ bị sốt xuất huyết nhưng kết quả xét nghiệm tiểu cầu không bị giảm thấp, máu chưa thấy hiện tượng cô đặc thì có thể về chăm sóc tại nhà.
Đối với các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ điều trị ngoại trú sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách lau mát, hạ sốt, bổ sung dưỡng chất, vitamin C để nâng cao đề kháng cho trẻ.
Tuy nhiên, phụ huynh cần theo dõi con thật sát, khi trẻ có các dấu hiệu trở nặng: chảy máy chân răng, đi tiêu ra máu, đang sốt cao bỗng dưng bớt sốt nhưng vẫn lừ đừ thì lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua muỗi, hiện vẫn chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Hiện chỉ có thể phòng ngừa và điều trị triệu chứng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47