Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh công bố 10 hoạt động, sự kiện nổi bật nhất 2021
1. Triển khai phiên bản đầu tiên về hướng dẫn sử dụng các gói thuốc A, B và C
Ngày 9/8, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành hướng dẫn quy trình theo dõi chăm sóc F0 tại nhà, và bắt đầu cung cấp túi thuốc A-B cho các trung tâm y tế để phát tận tay cho người dân.
Đến ngày 25/8, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh nhận được các túi thuốc C từ chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir của Bộ Y tế cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ. Từ đó đến nay, các gói thuốc A, B và C đã và đang phát huy hiệu quả, làm giảm chuyển nặng đối với F0 cách ly tại nhà.
2. Triển khai hiệu quả trạm y tế lưu động
Ngày 22/8, các trạm y tế lưu động đầu tiên do lực lượng quân y đảm trách đi vào hoạt động. Sau đó, số lượng trạm y tế lưu động tăng lên 525 trạm cũng do lực lượng quân y và nhân viên y tế thành phố Hồ Chí Minh đảm trách.
Trong năm 2021, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến giúp đẩy lùi dịch bệnh. |
3. Triển khai hiệu quả mô hình bệnh viện dã chiến 3 tầng
Ngay sau khi tiếp nhận các Trung tâm Hồi sức Covid-19 được bàn giao lại từ các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức và Trung ương Huế, ngành Y tế Thành phố đã triển khai mô hình “Bệnh viện dã chiến 3 tầng” ngay tại các bệnh viện dã chiến số 16 (do Bệnh viện Nhân dân Gia Định phụ trách), số 13 (do Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh phụ trách) và số 14 (do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phụ trách).
Các bệnh viện dã chiến 3 tầng có quy mô từ 1.500 đến 2.000 giường, có đủ cả giường ICU để hồi sức những trường hợp nặng và nguy kịch, giường oxy để điều trị những trường hợp bệnh trở nặng cần thở oxy, và cả giường thường để cách ly điều trị những trường hợp F0 không đủ điều kiện để cách ly điều trị tại nhà.
4. Huy động tổng lực và nhân sự chi viện nhân lực y tế lớn nhất trong lịch sử phát triển của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh
Trong đợt cao điểm chống dịch Covid-19 vừa qua, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đã huy động tổng lực nhân viên y tế toàn ngành từ công lập đến tư nhân, kể cả cán bộ y tế đã nghỉ hưu.
Cụ thể: Huy động 1.533 đội lấy mẫu xét nghiệm, 1.109 đội tiêm vắc xin ngừa Covid-19, thành lập 32 bệnh viện dã chiến và chuyển đổi công năng 64 bệnh viện.
Ngoài ra, ngành y tế được chi viện 23.748 nhân viên y tế từ 163 đoàn công tác đến từ các bộ, ngành và các tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, ngành y tế còn nhận được sự chi viện 5.656 người của lực lượng quân y đến tham gia các hoạt động chăm sóc F0 tại nhà thông qua loại hình trạm y tế lưu động.
5. Đổi mới sáng tạo trong công tác chống dịch xuất phát từ “tâm” của người thầy thuốc
10 mô hình đổi mới sáng tạo đã được ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đúc kết sau giai đoạn chống dịch Covid-19.
Cụ thể: Chăm sóc F0 tại nhà; “Bệnh viện chị” đi hỗ trợ trực tiếp cho “bệnh viện em”; trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng; bệnh viện dã chiến 3 tầng; tư vấn F0 từ xa qua tổng đài “1022”; thầy thuốc đồng hành; cải tiến xe chở khách và taxi thành xe vận chuyển người bệnh; tổ y tế từ xa; chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng và H.O.P.E (chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm SARS-CoV-2).
6. Mười bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch
Ngày 30/10, ngành y tế đã sơ kết, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Mười bài học kinh nghiệm đã được đúc kết từ thực tiễn chống dịch, giúp thành phố tiếp tục phát huy và chủ động hơn trong giai đoạn chống dịch tiếp theo.
Trong đó đáng chú ý ở bài học về cách ly F0 để ngăn chặn lây lan là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải cách ly tập trung, chỉ cách ly tập trung khi không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Vắc xin là chiến lược lâu dài và hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo độ bao phủ vắc xin đến từng người dân.
7. Xây dựng và triển khai 6 chiến lược y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới
Với nghị quyết số 128 của Chính phủ, thành phố đang đứng trước những thách thức lớn, đó là vừa bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Ngành y tế đã xây dựng và triển khai 6 chiến lược y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân - một ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng, chống dịch.
8. Triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, ngành y tế đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh triển khai “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”.
Chiến dịch này chính thức được Ủy ban nhân dân thành phố phát động tại công văn số 4098 ngày 7/12 về tập trung bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do Covid-19 với 6 nhóm hoạt động chính.
9. Khởi động đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở
Tỉ lệ nhân viên y tế tuyến xã trên vạn dân của thành phố chỉ đạt 2,31, thấp hơn rất nhiều so với cả nước và Hà Nội (tương ứng là 7,42 và 6,06), trong khi thực tiễn chống dịch Covid-19 vừa qua đã cho thấy vai trò không thể thiếu của nhân viên y tế tuyến cơ sở trong công tác chăm sóc F0 tại nhà.
Đề án nâng cao năng lực y tế cơ sở được xác định là một trong những đề án cấp bách cần được khởi động ngay từ bây giờ. Đây là một yêu cầu cấp bách xuất phát từ thực tiễn, ngành y tế mong nhận được sự đồng tình và ủng hộ của các bộ, ngành có liên quan để thành phố sớm khởi động và hiện thực hóa đề án.
10. Khởi công xây dựng 3 bệnh viện cửa ngõ
Năm 2021, thành phố Hồ Chí Minh đã khởi công xây mới 3 bệnh viện cửa ngõ: Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Đây là 3 trong 6 dự án trọng điểm thuộc đề án quy hoạch Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Đây là những dự án thuộc nhóm A, loại công trình dân dụng lĩnh vực y tế cấp 1 quy mô 1.000 giường, được đầu tư từ nguồn vốn từ ngân sách thành phố với mục tiêu xây dựng mới cơ sở y tế có quy mô hiện đại, đạt chuẩn đẳng cấp khu vực Đông Nam Á, góp phần giảm tải cho các Bệnh viện tuyến cuối và khu vực nội thành; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn tốt hơn cho việc chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn và các vùng lân cận.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58