-->

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần Rút bảo hiểm xã hội một lần: Cân nhắc kỹ để tránh bị thiệt thòi Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Trên 472.400 hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo Bộ LĐTBXH, mặc dù có xu hướng tăng, nhưng nếu so sánh các tháng trong quý I/2024, thì số người tham gia bảo hiểm xã hội ở cả 2 loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện đều giảm so với thời điểm cuối năm 2023. Cụ thể, tính đến hết tháng quý I/2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội ước đạt 17,392 triệu người, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023, giảm 1,7% so với tháng 2/2024. Đến hết quý I, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là 106,786 tỷ đồng, tăng 2,18% so với cùng kỳ năm 2023.

Các cơ quan đã giải quyết 19.565 hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Đáng chú ý, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần liên tục tăng ở các tháng đầu năm 2024 và tăng chung cả quý I/2024 so với quý I/2023. Theo đó, trong quý I, có 272.420 hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Bộ LĐTBXH, thực tế trên cho thấy hưởng bảo hiểm xã hội một lần vẫn là một lựa chọn của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc làm.

Liên quan đến vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Chính phủ trình Quốc hội đang có hai phương án.

Theo Phương án 1, người lao động được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 tiếp tục được áp dụng hưởng bảo hiểm xã hội một lần như quy định tại Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến từ 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Sự khác biệt của dự thảo Luật với quy định hiện hành là, nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần thì khi đến tuổi nghỉ hưu, mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu (có tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội không đủ 15 năm), và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, thì có thể được lựa chọn hưởng các quyền lợi bổ sung.

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng
Ảnh minh họa

Đơn cử như hưởng trợ cấp hằng tháng, từ chính phần bảo lưu của mình trong thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu, đến trước tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (75 tuổi). Trong thời gian này thì được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng...

Dự thảo Luật vẫn quy định, nếu người lao động không nhận trợ cấp hằng tháng thì nhận bảo hiểm xã hội một lần, nhưng sẽ mất đi cơ hội được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.

Trong khi đó, nhóm 2, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Phương án 2, người lao động được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

Tại phiên họp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hôm 3/5, Ủy ban Xã hội cho biết đa số ý kiến trong quá trình chỉnh lý, góp ý dự thảo Luật cho rằng Phương án 1 do Chính phủ trình có ưu điểm hơn.

Chẳng hạn, cơ bản bảo đảm kế thừa quy định hiện hành, không gây sự xáo trộn trong xã hội (không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 18 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội); hạn chế được tình trạng một người tham gia bảo hiểm xã hội có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua. Giai đoạn 2016 - 2022, đã có gần 25% số lượt người rút bảo hiểm xã hội một lần đã rút từ 2 lần trở lên.

Điểm hạn chế của Phương án 1 là còn có thể có sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật sửa đổi có hiệu lực.

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần cũng đã nhiều lần được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động sẽ bị thiệt thòi. Đó là mất đi cơ hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; số tiền nhận về thấp hơn so với số tiền đã đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, mất đi cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng…

Vì thế, để tránh phải rút bảo hiểm xã hội một lần do những khó khăn trước mắt, như mất việc làm, giảm sút thu nhập gây nên, cơ quan Bảo hiểm xã hội khuyến cáo người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung, về nội dung quy định liên quan đến điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần, mục tiêu đặt ra là giữ chân được người lao động, hạn chế tối đa việc rút bảo hiểm xã hội một lần, nhưng vẫn bảo vệ đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động. Hiện, Bộ LĐTBXH đang khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật này.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu

(LĐTĐ) Người nghỉ hưu sớm khi thực hiện tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu. Ngoài việc sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, người nghỉ hưu sớm sẽ được nhận thêm một khoản hỗ trợ.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

Đề xuất mới về điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó đề xuất quy định về điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động

Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất quy định về chế độ ốm đau của người lao động.
Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong năm 2025

Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần theo lộ trình, do vậy, trước khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 thì tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động khác nhau theo từng năm. Năm 2025, tuổi nghỉ hưu của công chức, người lao động trong điều kiện lao động bình thường là bao nhiêu?
Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

Chính sách mới về thu hút nhân tài: Sinh viên xuất sắc được hưởng lương khởi điểm gần 14 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức (CCVC) thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng.
Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người thụ hưởng chính sách

(LĐTĐ) Với phương châm hành động “lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo của sự phục vụ”, năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Trần Thanh Hòa (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) hỏi: Công ty tôi có nhân viên mới ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 11/2024 nhưng do sơ suất chưa được báo tăng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Bây giờ đơn vị muốn báo tăng BHXH, cần làm những thủ tục gì và có bị phạt không?
Xem thêm
Phiên bản di động