-->

Số hóa giúp doanh nghiệp bứt phá

Thay đổi tư duy, nhận thức, hành động, áp dụng công nghệ vào điều hành, tạo ra nguồn nhân lực… cùng các chính sách hỗ trợ cụ thể sẽ giúp DN đi nhanh hơn, dần tiệm cận với nền kinh tế số để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Số hóa di sản tăng sức hút cho du lịch Thủ đô Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Ngành Văn hóa cần đẩy mạnh lĩnh vực số hóa Số hóa vận hành ngân hàng để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Hiện cả nước có hơn 800.000 DN đang ứng dụng thành công khoa học, công nghệ để thích ứng và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hầu hết các DN đều có nhu cầu cấp thiết ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh để hướng tới tiến trình số hóa toàn bộ nền kinh tế, từ đó hội nhập kinh tế quốc tế một cách thành công.

Số hóa giúp doanh nghiệp bứt phá
Sử dụng hóa đơn điện tử của MISA giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động quản lý hóa đơn.

Thống kê cho thấy, hầu như tất cả các DN (chiếm trên 80%) đều quan tâm đến việc chuyển đổi số. Bởi chỉ chuyển đổi số mới tiết kiệm về thời gian cho các DN, đặc biệt là trong việc làm các thủ tục hành chính, chương trình đầu tư, quản trị thanh toán, quản trị nhân lực. Hiện nhiều DN đã ứng dụng chuyển đổi số để mở rộng về quy mô sản xuất, các hệ thống về kho bãi, kho vận, kho xưởng, mở các văn phòng đại diện, chi nhánh trên lãnh thổ Việt Nam và thế giới.

Việc áp dụng công nghệ số vào quản trị giúp cho các DN tiết kiệm về thời gian, chi phí và tiếp cận các nguồn lực, khách hàng nhanh chóng hơn. Đặc biệt là trong các khâu thanh toán, nếu như trước đây phải đến trực tiếp để giao dịch thì hiện nay DN có thể ngồi tại văn phòng để thực hiện các thủ tục này.

Để chuyển đổi số thành công, các bộ, ngành nên có cơ chế, chính sách tập trung đào tạo tích cực nguồn nhân lực ở các trường THPT, hệ thống dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, kể cả những trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho các DN. Vì để chuyển đổi số thành công thì rất cần nguồn lực, nhất là nguồn nhân sự. Nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao chắc chắn chúng ta sẽ chuyển đổi số thất bại.

Thị trường hiện nay đã mở rộng cho các DN Việt Nam. Khi có công nghệ, tài chính, con người… thì chính sách về mặt thị trường cũng vô cùng quan trọng. Do đó, chúng ta phải xây dựng các hệ thống về thành phố hiện đại, thông minh, người tiêu dùng thông minh. Góc độ về mặt thị trường phải được đánh giá một cách tổng thể để đưa các sản phẩm, dịch vụ số, mạng lưới hạ tầng vào các khu đô thị thông minh. Muốn vậy, Nhà nước đứng ra là nơi kết nối trung gian về khoa học công nghệ để làm sao người tiêu dùng, người dân và DN tiếp cận được các giải pháp số.

Ngoài ra, DN muốn tiếp cận Chính phủ số ASEAN+4, giải pháp căn cơ chính là tạo ra một thị trường số để giúp cho việc trao đổi các dịch vụ, nền tảng số thuận lợi một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, phải biết liên kết, hợp tác đầu tư, kêu gọi các nguồn vốn từ các nhà đầu tư, chuyên gia khoa học tiên tiến; hỗ trợ DN tiếp cận công nghệ lõi của các nước hiện đại, đặc biệt là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu. Như vậy, sẽ giúp DN đi nhanh hơn, tiếp cận nhanh chóng hơn và các giải pháp được hiện đại thông minh hơn tạo điều kiện cho người dân và DN, đặc biệt là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm số hiện đại nhất với chi phí hợp lý nhất.

Cơ hội cho người đi trước

Nếu không chuyển đổi số, DN sẽ bị thất bại, thụt lùi với xu hướng của thế giới. Do đó, DN phải chuyển đổi về mặt nhận thức, hành động, công nghệ và vấn đề về tài chính. Trong chuyển đổi số, người lãnh đạo của DN là vô cùng quan trọng. Nếu lãnh đạo không thay đổi, cả hệ thống DN không thay đổi. Do đó, việc chính là lãnh đạo các DN phải thay đổi về tư duy và hành động. Bởi nếu chậm chân, chắc chắn DN sẽ mất đi cơ hội bứt phá.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, DN cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng có lợi, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; đổi mới mô hình quản trị DN; phát triển bền vững. Đồng thời thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất, kinh doanh dựa trên số hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh...

Thứ nữa, trong DN nên chủ động trong việc tiếp cận các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước đang hỗ trợ cho việc chuyển đổi số, cũng như phải tiếp cận những nguồn lực từ phía các đối tác nước ngoài đang hỗ trợ tích cực vấn đề này. Bản thân các đối tác cũng muốn tìm kiếm thị trường, trong đó Việt Nam là thị trường rất tiềm năng.

Ngoài việc mở rộng các hoạt động quy mô sản xuất, đầu tư bằng nguồn lực, họ cũng muốn đưa các nền tảng số, công nghệ số vào để hợp tác với đối tác Việt Nam. Do đó, DN trong nước nên chủ động và cũng phải sàng lọc công nghệ nào tốt, công nghệ phục vụ cho thị trường Việt Nam. Nghĩa là, DN Việt Nam hãy áp dụng và có thể là phối hợp, hợp tác và thực thi, còn cái nào chưa tốt nên loại bỏ sẽ giúp cho thị trường được minh bạch, phát triển bền vững trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, cộng đồng DN rất mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là các đại biểu Quốc hội, HĐND, chuyên gia kinh tế đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về chính sách hỗ trợ tích cực, cụ thể, đặc biệt là những DN đang làm về chuyển đổi số và cung ứng các giải pháp trên nền tảng số như: MobiFone, Viettel, VinaPhone, MISA, EFY Việt Nam… Đây chính là những DN thành viên cốt lõi giúp cho việc chuyển đổi số thành công. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ về đất đai, tài chính, cung cấp nguồn nhân lực cho chuyển đổi số.

Theo Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hanoisme Mạc Quốc Anh/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/so-hoa-giup-doanh-nghiep-but-pha.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam chính thức ra mắt Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt

Ford Việt Nam vừa chính thức giới thiệu Ford Everest Sport phiên bản đặc biệt, chiếc xe là sự hòa trộn giữa khả năng vận hành mạnh mẽ - sẵn sàng đồng hành trong mọi hành trình khám phá, sự tiện nghi tối ưu và loạt công nghệ hiện đại tập trung vào khách hàng. Tất cả được gói gọn trong một mẫu SUV thể thao vững chãi, tinh tế và đầy cảm hứng khi lái.
Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy

Tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy.
Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động