--> -->

Số báo đặc biệt xuất bản trong “Ngày Độc lập đầu tiên”

Năm 1945, nước ta chỉ có khoảng chục tờ báo được phát hành với số lượng lớn. Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khi ấy, có rất ít tờ báo ra đúng “Ngày Độc lập” 2/9/1945 với nội dung đặc biệt dành cho sự kiện lịch sử này, trong số ít những tờ báo đó có tờ Đông Phát.
so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien Quốc khánh Việt Nam qua những cánh tem thư
so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien Đảm bảo để nhân dân Thủ đô đón Tết Độc lập bình yên
so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu

Những ngày cận kề lễ Quốc khánh 2/9, hàn huyên cùng người cựu quân nhân từng tham dự “Ngày Độc lập” đầu tiên của đất nước, tôi may mắn được biết đến câu chuyện về một số báo đặc biệt xuất bản đúng vào Chủ nhật, ngày 2/9/1945. Là một hiện vật lịch sử quan trọng, nhưng câu chuyện về số báo đặc biệt này lại không được nhiều người biết đến.

so bao dac biet xuat ban trong ngay doc lap dau tien

Báo Đông Phát, số 6107, phát hành vào Chủ nhật, ngày 2/9/1945, tại Tòa báo 94, Phố Hàng Gai, Hà Nội do Ông Ngô Văn Phú làm chủ nhiệm và ông Hoàng Hữu Huy làm chủ bút. Vì chỉ còn một bản gốc được lưu trong kho lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phải mất rất nhiều thời gian tôi mới có thể tiếp cận được với hiện vật lịch sử quý giá này.

Cầm trên tay tờ báo đặc biệt ấy, lòng tôi không khỏi trào dâng cảm giác xúc động khó tả.Theo một số chuyên gia, thời đó, có 2 tờ báo lớn phát hành cả nước là Đông Phát và Tin Mới. Tên ban đầu của tờ Đông Phát là Đông Pháp, nhưng từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, tờ báo đổi tên là Đông Phát.Từ ngày 2/9/1945, tờ Đông Phát một lần nữa lại thông báo đổi tên là Gia Bao “để biểu lộ tinh thần đoạn tuyệt triệt để những dấu vết của chế độ cũ và để kỷ niệm nền độc lập của nước Việt Nam mới”.

Sau hơn 70 năm, tờ báo đã trở thành một phần ký ức lịch sử của dân tộc, khi nhìn vào đó, người ta không chỉ biết được ngày lễ trọng đại của dân tộc đã diễn ra như thế nào, mà còn thấy được một phần diện mạo của báo chí, kể cả ngôn ngữ báo chí Việt Nam trong ngày đầu đất nước độc lập.

Số báo đặc biệt này gồm 2 trang, trang 1 là số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập và trang 2 gồm các tin rao vặt, quảng cáo và các bài viết tiếp của trang 1. Tờ báo khổ nhỏ, được in ấn khá thô sơ, nhuốm màu thời gian trên nền giấy đen ố vàng và chữ in lito nhỏ, đã mờ.

Là “Số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập” tờ báo đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin quý giá về ngày lễ lịch sử của dân tộc. Ngay ở góc trên cùng của tờ báo câu khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm” được in đậm, to, rõ ràng, phía dưới là dòng thông báo về thời gian cũng như lời yêu cầu người dân tham gia lễ mít tinh một cách đông đủ để thể hiện tinh thần tranh đấu kiên quyết cho nền độc lập của nước nhà: “2 giờ chiều hôm nay, toàn thể dân chúng phải tới dự “Ngày Độc lập”.

“Ngày Độc lập” tại khắp các tỉnh Trung, Nam, Bắc sẽ tỏ rõ tinh thần tranh đấu của chúng ta trong sự đoàn kết, trật tự và kiên quyết”, cùng dòng chữ in đậm chạy dọc chân trang báo: “Dự cuộc biểu tình “Ngày Độc lập” là làm tròn phận sự một công dân Việt Nam”.

Sau hơn 70 năm, tờ báo đã trở thành một phần ký ức lịch sử của dân tộc, khi nhìn vào đó, người ta không chỉ biết được ngày lễ trọng đại của dân tộc đã diễn ra như thế nào, mà còn thấy được một phần diện mạo của báo chí, kể cả ngôn ngữ báo chí Việt Nam trong ngày đầu đất nước độc lập.

Số báo đặc biệt này gồm 2 trang, trang 1 là số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập và trang 2 gồm các tin rao vặt, quảng cáo và các bài viết tiếp của trang 1. Tờ báo khổ nhỏ, được in ấn khá thô sơ, nhuốm màu thời gian trên nền giấy đen ố vàng và chữ in lito nhỏ, đã mờ. Là “Số báo xuất bản đặc biệt về Ngày Độc lập” tờ báo đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin quý giá về ngày lễ lịch sử của dân tộc.

Ngay ở góc trên cùng của tờ báo câu khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm” được in đậm, to, rõ ràng, phía dưới là dòng thông báo về thời gian cũng như lời yêu cầu người dân tham gia lễ mít tinh một cách đông đủ để thể hiện tinh thần tranh đấu kiên quyết cho nền độc lập của nước nhà: “2 giờ chiều hôm nay, toàn thể dân chúng phải tới dự “Ngày Độc lập”.

“Ngày Độc lập” tại khắp các tỉnh Trung, Nam, Bắc sẽ tỏ rõ tinh thần tranh đấu của chúng ta trong sự đoàn kết, trật tự và kiên quyết”, cùng dòng chữ in đậm chạy dọc chân trang báo: “Dự cuộc biểu tình “Ngày Độc lập” là làm tròn phận sự một công dân Việt Nam”.

Cách tuyên truyền về ý nghĩa của buổi lễ mít tinh cho đồng bào cũng được viết rất giản dị, dễ hiểu: “Đồng bào nhớ rõ: Ngày mồng 2 tháng 9 dương lịch là “Ngày Độc lập”, tức là một ngày lễ, một buổi họp lớn của Chính phủ tổ chức khắp Trung, Nam, Bắc để huy động toàn dân kiên quyết cho nền độc lập nước nhà. Vậy thì, không vì một lẽ gì người công dân Việt Nam không biết nghĩ đến sự sống còn của đất nước, không vì một lẽ gì không tới dự “Ngày Độc lập” để đấu tranh lấy sự sống còn ấy – dù mới chỉ là một cuộc đấu quyết liệt bằng tinh thần”.

Không chỉ thông tin chi tiết về nội dung buổi lễ, tờ Đông Phát còn đăng bản đồ ghi rõ chỗ dành riêng cho các giới cũng như các lối vào vườn hoa Ba Đình. Thậm chí, Chính phủ Lâm thời còn thông báo rõ cả giờ thiết quân luật tại Hà Nội từ 23h đến 5h với lời nhấn mạnh “theo giờ Việt Nam độc lập”, cùng giờ làm việc tại các công sở của chính quyền mới từ ngày 3/9/1945.

Có thể thấy rõ, Ban Tổ chức đã rất chi tiết từ việc tuyên truyền để vận động người dân tham gia mít tinh, đến việc lường trước các tình huống khi người dân đi dự lễ, giới thiệu các cổng vào nơi mít tinh, tỉ mỉ từ giờ giấc đến vị trí của các thành phần tham dự, kể cả trong trường hợp người đi muộn thì xử lý thế nào.

Ngoài giá trị to lớn về việc khẳng định một cách rộng rãi nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tờ báo Đông Phát chính là tư liệu quý báu để các nhà nghiên cứu lịch sử xác minh được trình tự của “Chương trình chính thức cuộc mít tinh và biểu tình tại Hà Nội” được công khai sau nhiều lần sửa đổi.

Theo đó, Lễ mít tinh ngày 2/9/1945 được mở đầu với màn bắn súng đón Chính phủ Lâm thời, trước khi chào cờ và hát bài “Tiến quân ca”. Sau khi Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được giới thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra tuyên bố về nền độc lập Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa, rồi Người mới đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập vang vọng trên Quảng trường Ba Đình, Chính phủ Lâm thời đã trịnh trọng tuyên thệ trước Quốc dân đồng bào lời “Thề Độc lập”: “Sẽ kiên quyết lãnh đạo toàn dân giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh, đặng mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong lúc giữ nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ”.

Lời thề của quốc dân cũng xuất hiện bên cạnh lời “Thề Độc lập” của Chính phủ Lâm thời, nguyện giữ quyền độc lập cho Tổ quốc.Việc sắp xếp “Lời thề độc lập” và “Lời thề quốc dân” ngay cạnh nhau giúp người đọc hình dung ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và bình đẳng giữa Chính phủ Lâm thời với quốc dân đồng bào ngay trong thời kỳ trứng nước như thế nào và phải chăng sự sắp xếp này còn mang dụng ý truyền đạt lại tinh thần đoàn kết, thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân cho thế hệ sau.

“Các đoàn thể đến họp ở vườn hoa Ba Đình trước 13h, để Ban trật tự xếp chỗ. Đoàn thể nào đến sau lúc khai mạc sẽ bị giữ lại dọc đường. Dân chúng mỗi phố dự biểu tình phải xếp đặt theo thứ tự: Nhi đồng, các cụ, phụ nữ, thanh niên và bắt buộc phải có đội tự vệ đi kèm cho trật tự lúc nào cũng được hòa hảo”.

Những quy định khi đến dự ngày lễ đặc biệt này cũng thể hiện được tính kỷ luật cũng như tính chu toàn của ban tổ chức buổi lễ đối với người dân, vừa thể hiện rõ được tinh thần, quan điểm, thứ tự ưu tiên một cách rất nhân văn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Với những thông tin được cô đúc trên một tờ báo ra đời đúng vào ngày diễn ra sự kiện lịch sử, sau hơn 70 năm, chúng ta vẫn có thể nhận được từ đây những bài học quý giá của tiền nhân. Đó là bài học lấy dân làm gốc, coi trọng vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và đánh giá cao vai trò tuyên truyền cũng như sức ảnh hưởng của báo chí đối với người dân.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Hà Nội: Công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường

Chiều 13/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên và chuyên năm học 2025 - 2026.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - từ ngày 13 -16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển tình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì Hội nghị.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).

Tin khác

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Rủ nhau đạp xe đi chơi, ba cậu bé 10 tuổi ở Phúc Thọ bất ngờ có "chuyến phượt" dài hơn 30km ra tận quận Đống Đa, Hà Nội. Hành trình bất đắc dĩ khép lại không phải bằng la mắng mà bằng bánh, sữa và vòng tay ấm áp của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông Hà Nội.
“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Ngày 9/5/2025, nhân dịp Ngày Ngôn ngữ Bồ Đào Nha Thế giới (5/5), Ban Chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Tiếng Bồ Đào Nha, Trường Đại học Hà Nội phối hợp cùng Khoa Tiếng Bồ Đào Nha tổ chức đêm văn nghệ sinh viên 2025 với chủ đề “Saudade – Nỗi nhớ”.
Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.
Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5, theo đó, ở Việt Nam, rơi vào ngày 11/5/2025. Ngày của Mẹ được đón nhận bởi đây cũng là cơ hội để tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của những người mẹ đối với gia đình và toàn xã hội.
Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Đêm chung kết Phiên tòa tập sự số 16: Hồi kết đôi nhẫn vỡ - chương trình học thuật thường niên do CLB Luật Gia Trẻ (Trường Đại học Luật Hà Nội) tổ chức đã khép lại với chiến thắng ấn tượng thuộc về đội Phoenix Flame.
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Bộ Tài chính vừa ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ với ông Đào Nam Hải, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Giám đốc Petrolimex.
Xem thêm
Phiên bản di động