Sinh hoạt lớp: “Tiếp lửa” để tránh nhàm chán
Tiếng Anh mầm non: Mỗi nơi dạy một kiểu | |
Khuyến khích “lớp học vui nhộn” | |
Dạy nhạc trong trường học: Giải pháp “chống nhạt” |
Ám ảnh của học sinh về giờ “luận tội”
Em Minh Quân – học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, kể, tiết sinh hoạt lớp không phải là tiết học môn gì cả, tha hồ xả hơi và làm việc riêng. Cô giáo vừa hiền, ít nói nên hầu như đều giao cho học sinh tự quản... Các cán bộ lớp mặc dù được cô giao nhiệm vụ điều hành nhưng cũng ngại bị các bạn phản ứng nên không dám “nhìn thẳng, nói thật”, chỉ nhận xét qua loa rồi về chỗ ngồi... Thậm chí, có giờ sinh hoạt lớp như một giờ “luận tội” bởi màn tổng kết, chủ yếu là tập trung vào khuyết điểm được ghi trong số ghi đầu bài của tuần trước rồi kiểm điểm, phê bình trước lớp. “Điểm hồi hộp nhất của tiết sinh hoạt lớp có lẽ là giây phút chờ đợi giáo viên chủ nhiệm xướng tên bạn nào dính vận xui (mắc khuyết điểm) và hình phạt áp dụng kèm theo...” – Minh Quân cho biết thêm.
Cần nhiều hoạt động làm nóng giờ sinh hoạt lớp. ảnh minh họa |
Trước thực trạng trên, có thể thấy, giờ sinh hoạt lớp đang gây sự nhàm chán, hoặc căng thẳng cho các em. Do đó, phải có những thiết kế mới mẻ cho tiết sinh hoạt lớp để khắc phục tình trạng trên. Qua khảo sát của phóng viên, nhiều trường ở Hà Nội đã và đang xây dựng những kịch bản sáng tạo cho tiết sinh hoạt lớp để tiết học thực sự hiệu quả và có ý nghĩa. Cụ thể như giáo viên chủ nhiệm còn định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như hát, kể chuyện vui, tấu hài, những trò chơi nhỏ…
Trao đổi với cô Hương Thu – giáo viên chủ nhiệm lớp 8 (THCS Nguyễn Trãi), cô Hương cũng thừa nhận, thực tế có nhiều trường hợp học sinh liên tục tái phạm khuyết điểm nên có dấu hiệu sợ tiết sinh hoạt lớp. Hiện nay, tiết sinh hoạt lớp đã có nhiều thay đổi, cải tiến so với trước đây, cụ thể là thời gian được sử dụng hết công suất và áp dụng theo các chủ đề, chủ điểm khác nhau. Vì thế phần nhận xét, điểm lại tình hình hoạt động lớp trong tuần chỉ chiếm từ 15 – 20 phút. Thời gian còn lại là các hoạt động sinh hoạt chuyên đề với kịch bản sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Đó những hoạt động lồng ghép mang ý nghĩa giáo dục gần gũi, không đao to, búa lớn. Các em có cơ hội được nói, được thể hiện mình, trở thành người tổ chức, điều khiển các hoạt động như thi hát giữa các tổ, học bài hát truyền thống, hái hoa dân chủ bằng các câu hỏi về kiến thức môn học, về hiểu biết xã hội. “Khi tổ chức các hoạt động này, tôi nhận thấy các em lúc đầu còn ngại ngùng nhưng sau đó tỏ ra thích thú và rất hào hứng” - Cô Hương cho biết.
Giáo viên chủ nhiệm là “nhạc trưởng”
Qua tìm hiểu, khá đông các em học sinh lứa tuổi THCS, THPT...cho rằng, bản thân đặc biệt thích thú và nhớ lâu hơn khi ôn lại kiến thức đã học từ những bài vè, văn vần ...được cải biên, nhại lại lời. Vần và nhịp điệu của thơ ca, vè, tục ngữ, ca dao để lại trong các em những ấn tượng, cảm xúc, và rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào, từ đó các em có thể ngâm nga học bất cứ lúc nào. Cách học thư giãn này, nó tác động lớn vào trí nhớ và giúp học sinh nhớ bài tốt hơn. Xu hướng này được nhiều giáo viên nắm bắt để sáng tạo những kịch bản phù hợp.
Thầy Ngọc Thước – giáo viên dạy toán ở một trường cấp 2 (Hà Đông), cho biết, toán hình là khó và các em thường ngại học. Có bao nhiêu công thức, hình áp vào vần vè, nhất là diễn theo làn điệu dân ca, tự khắc các em hát xong sẽ nhớ. Nói rồi thầy đưa ra những ví dụ quen thuộc cho công thức tính chu vi, diện tích: “ Muốn tìm diện tích hình thang/ Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào/ Thế rồi nhân với chiều cao/ Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra...” hay “Muốn tìm diện tích hình thoi/ Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành...”. Thầy Thước cũng cho biết thêm, phương pháp này còn phù hợp với học sinh tiểu học bởi đây là lứa tuổi rất hiếu động, rất thích đồng dao, nên áp dụng vào đó để cho các em học. Đối với các em nhỏ đang ghi nhớ bảng chữ cái thì việc tổ chức các trò chơi thi đọc chữ qua các bài vè, đồng dao rất hiệu quả như: “Chữ k kéo gỗ bờ sông/ Kiếm củi, kiếm gạo, kiếm đồng nuôi con/ Chữ q như quả dừa non/ quấn qua, quấn quýt, quấn tròn quanh cây/ Chữ nh nhấp nhổm nhảy dây...”. Để tiết sinh hoạt lớp trở nên sinh động, nhiều thầy cô còn tổ chức làm đạo cụ cho học sinh, khi học vừa vần vè nhưng theo dạng hát, nhiều em còn kết hợp theo lối đọc rap với màn vũ đạo nhảy rap bắt mắt.
Trên thực tế diễn ra, kịch bản của giờ sinh hoạt lớp không thể thiếu tiết mục văn nghệ. Tuy nhiên, không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có thể kiêm nhiệm được việc này mà cần có sự phối hợp với giáo viên bộ môn thanh nhạc, tổng phụ trách đội...trong trường. Từ đó, hàng loạt những sản phẩm sáng tạo ra đời sẽ tăng tính hấp dẫn của tiết sinh hoạt lớp. Ngoài ra định hướng này cũng là một cách để tạo điều kiện cho các giáo viên làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau để công việc đạt hiệu quả tốt nhất.
Thông tin thêm về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động này, cô Phạm Thị Thanh Phương – hiệu trưởng trường THCS Kim Giang (Q. Thanh Xuân), cho biết thêm, rõ ràng vai trò của giáo viên chủ nhiệm là không thể phủ nhận. Vì giáo viên chủ nhiệm vừa là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, vừa là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. “Vì thế giáo viên chủ nhiệm như một “nhạc trưởng” phải uyển chuyển đặt mình vào vị trí học sinh, đồng nghiệp để kêu gọi sự phối hợp, chia sẻ, định hướng hiệu quả...”, cô Phương nói.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08