Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm
Có tình trạng giấu giếm khi xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm | |
Hà Nội tổ chức giải trình vấn đề an toàn thực phẩm | |
Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ kinh doanh nông sản |
Phiên giải trình về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội |
Xử phạt hơn 21.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Phiên giải trình về vấn đề an toàn thực phẩm của HĐND thành phố Hà Nội diễn ra sôi động ngay từ đầu giờ làm việc. Nhìn chung, các đại biểu cho rằng, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của Hà Nội thời gian qua đã có rất nhiều tiến bộ, đạt nhiều kết quả tích cực, song qua thực tế khảo sát, người dân vẫn rất lo ngại về vấn đề mất an toàn thực phẩm.
Đại biểu Nguyễn Quốc Khánh (quận Hoàng Mai) nêu thực trạng bán hàng rong, thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố vẫn phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Đại biểu Nguyễn Minh Đức (quận Thanh Xuân) phản ánh, vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm với các bếp ăn tập thể vẫn xảy ra nhiều vi phạm, đề nghị Sở Y tế Hà Nội cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Đại biểu Đỗ Thùy Dương (quận Cầu Giấy) đề nghị lãnh đạo Sở Công thương cần nêu rõ về tình trạng các sản phẩm quá hạn bán tại các siêu thị?...
Trả lời các đại biểu, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, trong những năm vừa qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và lãnh đạo Thành phố. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 14/QĐ-UBND, phân công, phân cấp rất rõ về trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các ngành, các cấp.
Qua thực hiện, trách nhiệm của các ngành, quận, huyện tương đối rõ. Đối với các đơn vị công thương, nông nghiệp đã làm tốt truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên, các ngành cần tăng cường thêm công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo những đơn vị không an toàn.
Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, từ năm 2017 đến nay, toàn Thành phố đã kiểm tra được gần 334.000 lượt cơ sở, phạt tiền hơn 21.000 cơ sở với số tiền phạt gần 90 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan tố tụng đã khởi tố 4 vụ với 7 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Dù vậy, đúng là vẫn còn những sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái… tràn ra thị trường.
Tới đây, Thành phố tiếp tục triển khai phân cấp, phân rõ trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.
Đối với bếp ăn ở các khu công nghiệp, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Thành phố hiện có 165 bếp ăn ở 9 khu công nghiệp, cung cấp 68.000 suất ăn (tự nấu chiếm khoảng 20% và thuê nhà thầu nấu chiếm khoảng 80%). Hiện vẫn còn một số cơ sở không đảm bảo điều kiện, xuống cấp, còn ẩm mốc, sắp xếp kho bãi không gọn gàng, truy xuất nguồn gốc chưa đảm bảo. Giải pháp trong thời gian tới là cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền tại các khu công nghiệp, tăng cường kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, tập huấn cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp…
Giải trình câu hỏi của đại biểu về vấn đề một số sản phẩm thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ được “tuồn” vào các siêu thị, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết, theo quy định, tất cả các trung tâm thương mại và siêu thị, cửa hàng tiện ích hàng hóa chỉ nhập sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, có đầy đủ giấy chứng nhận cần thiết.
Với trách nhiệm quản lý nhà nước, Sở Công Thương sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời hướng dẫn các cơ sở phải truy gốc nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, còn có lực lượng quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Giải trình về trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Quận Đống Đa Võ Nguyễn Phong cho biết, quận đang tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm. Với các điểm họp chợ trong ngõ, quận tiếp tục sắp xếp điều kiện bán hàng cho các tiểu thương và tăng tuyên truyền. “Chúng tôi cũng đề nghị Thành phố yêu cầu các Sở, ngành tăng cường kiểm tra, nhất là nơi sản xuất chăn nuôi, trồng trọt vì đây là “gốc” của vấn đề, cần phải ngăn tình trạng “lợn 2 chuồng, rau 2 luống” hiện nay”, ông Võ Nguyên Phong bày tỏ.
Sẽ tái giám sát vì sức khỏe người dân
Phát biểu giải trình, làm rõ thêm những ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Thành phố đã có các quy trình, quy chế xử lý khi xảy ra sự cố mất an toàn thực phẩm, có phân công trách nhiệm rất rõ, với phương châm 4 tại chỗ. Đồng thời, có phân công trách nhiệm cho các cơ sở y tế đóng trên địa bàn cũng như phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế của trung ương trong việc tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân.
Thực tế Thành phố cũng đã tổ chức các cuộc diễn tập. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố vẫn còn hiện tượng vào cuộc chậm, xử lý lúng túng, nguyên nhân là do khâu báo cáo chưa kịp thời. Các đơn vị xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, cán bộ tuyến dưới, khi xảy ra vụ việc, ban đầu vẫn có tình trạng giấu giếm. Khi người dân, các cơ quan báo chí phản ánh lên thì lúc đó mới báo cáo, nên vào cuộc không kịp thời.
Ngoài ra, theo Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, nguyên nhân khiến việc đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào các khu giết mổ tập trung trên địa bàn Thành phố hiện còn chậm, một phần do nhận thức của các hộ giết mổ khó thay đổi. Quan trọng hơn là lợi nhuận mà họ thu được lớn hơn vì tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành và cung ứng ra thị trường nhanh hơn.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khi đưa các hộ vào các khu giết mổ tập trung còn bất cập. Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng các khu giết mổ tập trung hiện đại cũng khó khăn, mấu chốt lớn nhất là liên quan tới thủ tục đất đai. Mặt khác cũng do thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân. Do đó, để bảo đảm an toàn thực phẩm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, cũng cần sự ủng hộ mạnh mẽ của cử tri và người dân Thủ đô, mỗi người dân phải tự ý thức về sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kết thúc phiên giải trình, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đã có 15 lượt đại biểu đặt câu hỏi, 16 lượt trả lời của đại diện các sở, ngành, quận, huyện, xã, phường và trả lời của Chủ tịch UBND Thành phố. Qua đó, có thể khẳng định công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố có chuyển biến tích cực, hiệu quả được người dân ghi nhận, nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp.
Dù vậy, theo Chủ tịch HĐND Thành phố, người dân vẫn chưa thực sự yên tâm khi sử dụng rau củ quả, thịt… trên thị trường Hà Nội, nhất là tại các chợ tạm, chợ cóc. Điều đó cho thấy, việc kiểm soát rau củ quả, thực phẩm chưa triệt để, có nơi còn bị buông lỏng…
Từ đó, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị UBND Thành phố rà soát việc thực hiện mọi quy hoạch, kế hoạch đã ban hành, trong đó nhất là văn bản liên quan quản lý rau sạch, giết mổ tập trung, chuỗi rau an toàn thực phẩm, kiểm soát thức ăn đường phố… Trên tinh thần đó, cần triển khai thực hiện hiệu quả.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND Thành phố giải quyết vướng mắc của từng vấn đề, nhất là từ chăn nuôi đến giết mổ, lưu thông gia súc gia cầm… và kiến nghị với HĐND Thành phố, để trong thẩm quyền của mình, HĐND Thành phố có thể tổ chức phiên họp về vấn đề này; đồng thời cần tiếp tục quan tâm hơn nữa để xử lý triệt để tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,… “Sau phiên giải trình hôm nay, 1 năm nữa, HĐND Thành phố sẽ giám sát trở lại vấn đề này với mục tiêu cao nhất là vì sức khỏe của người dân Hà Nội”, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 13:45
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:06
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:04
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 10:32
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 20:53
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 19:42
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 17:15
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 15:37
Tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ, chất lượng
Chỉ đạo - Điều hành 21/01/2025 15:17