Sẽ thảo luận việc bỏ ‘điểm sàn’ trước mùa thi 2018
Bộ GDĐT công bố điểm sàn xét tuyển ĐH-CĐ 2017: 15,5 điểm tất cả các khối | |
Sáng nay, công bố điểm sàn xét tuyển đại học 2017 |
Vẫn còn băn khoăn
Theo kế hoạch đến năm 2018, Bộ GDĐT sẽ chính thức bỏ quy định về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào, bỏ quy định về điểm sàn xét tuyển. Khi bỏ mức điểm sàn thì các trường phải đưa ra tiêu chí bảo đảm chất lượng đào tạo cũng như thắt chặt việc cho sinh viên tốt nghiệp.
Ảnh minh họa |
Bỏ quy định về điểm sàn xét tuyển đồng nghĩa với việc trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, còn các thí sinh có quyền đăng ký bất kỳ trường nào, ngành nào với mức điểm thi không giới hạn. Việc có nên giữ mức điểm sàn hay không luôn gây ra sự tranh luận đa chiều, dư luận cũng lo ngại về cách thức để bảo đảm chất lượng “đầu vào”, “đầu ra” của các trường.
Trao đổi với VOV, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, nếu vài năm trước đây, học sinh có điểm trung bình có thể đỗ đại học một cách dễ dàng thì trong vòng 3 năm trở lại đây, số lượng thí sinh học đại học đã giảm đi.
Điển hình như năm 2016, nhiều trường đại học thừa rất nhiều chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ thí sinh. Bởi học sinh đã bắt đầu nghĩ tới việc chọn lựa trường học, ngành nghề nào để khi tốt nghiệp phải xin được việc làm chứ không phải vào được đại học bằng mọi giá như trước.
Đồng tình với việc Bộ GDĐT quyết định bỏ mức điểm sàn xét tuyển đại học nhưng PGS.TS Trần Văn Tớp nêu quan điểm, nếu Bộ GDĐT cho phép các trường đại học được tuyển sinh bằng học bạ thì cũng cần có sự kiểm tra sát việc bảo đảm chất lượng nguồn tuyển sinh “đầu vào” của các trường đại học, tránh trường hợp có trường tuyển thí sinh chỉ có 7 điểm cho 3 môn thi.
“Vì uy tín, thương hiệu đào tạo, các trường phải có trách nhiệm bảo đảm ngưỡng chất lượng đào tạo”, PGS.TS Trần Văn Tớp nhấn mạnh.
Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng Đại học Thăng Long thì cho rằng, Bộ GD&ĐT chỉ nên quy định mức điểm sàn đối với những trường tốp trên.
Việc Bộ GDĐT bỏ điểm sàn có thể giúp các trường đại học ngoài công lập tuyển sinh dễ dàng hơn, người dân có cơ hội học tập. Tuy nhiên, lâu nay, chúng ta vẫn chỉ kiểm soát nguồn tuyển sinh “đầu vào” mà không chú trọng đến thắt chặt “đầu ra”. Hầu như sinh viên nào đã vào được đại học thì đều được tốt nghiệp.
Theo ông Phan Huy Phú, đã đến lúc các trường phải thắt chặt hơn việc cho sinh viên tốt nghiệp. Nếu sinh viên nào không học tập tốt thì có thể phải học lại và thời gian tốt nghiệp có thể lâu dài hơn với những em học tập thực chất, đạt hiệu quả cao.
Sẽ tính toán cụ thể việc bỏ điểm sàn
Trả lời phóng viên VOV về việc sẽ bỏ điểm sàn vào năm 2018, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, trước mùa tuyển sinh năm 2018, Bộ GDĐT sẽ thảo luận về quy chế tuyển sinh đại học nên vấn đề bỏ điểm sàn sẽ được tính toán cụ thể hơn.
Điểm sàn xuất hiện từ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2004 khi mà Bộ GDĐT thực hiện tuyển sinh theo phương thức 3 chung (chung đề, chung đợt thi, chung kết quả xét tuyển) cho đến năm 2016 luôn dao động từ mức 13; 14; 14,5 và 15 điểm. Ở hệ cao đẳng dao động từ 10 đến 11 điểm.
Sang năm 2015, lần đầu tiên Bộ GDĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, điểm sàn đại học chỉ có một mức duy nhất là 15 điểm cho tất cả các khối thi và 12 điểm cho hệ cao đẳng. Năm 2016, Hội đồng xác định điểm sàn của Bộ GDĐT đã thống nhất mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần phải đạt được để được xét tuyển vào đại học ở tất cả các tổ hợp môn thi đều ở mức 15 điểm.
Cũng trong năm 2016, Bộ GDĐT đã bỏ qua mức điểm sàn đối với hệ cao đẳng. Theo đó, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với hệ cao đẳng là tốt nghiệp THPT.
Năm nay, mức điểm sàn cho tất cả khối thi là 15,5 điểm (cao hơn năm 2016 là 0,5 điểm). Mặc dù Bộ GDĐT đã xác định bỏ điểm sàn từ kỳ tuyển sinh năm 2018, song vẫn có ý kiến băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường tốp giữa và thấp hơn. “Vì vậy, những tiêu chí để kiểm soát chất lượng đào tạo, nguồn tuyển sinh của các trường đại học khi bỏ điểm sàn sẽ được Bộ GDĐT công bố trước mùa tuyển sinh năm 2018”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay.
Theo BP/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08