Sẽ nghiên cứu mức phụ cấp tương xứng cho nhân viên y tế, kế toán trường học
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9 Đại biểu đề nghị quan tâm, nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở |
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo thời gian qua được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội.
Theo đó, trong sáng cùng ngày (9/11), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trình bày báo cáo tóm tắt dự thảo Luật trước Quốc hội. Các đại biểu đã thảo luận tại tổ nội dung chính của dự thảo này. “Dự thảo Luật Nhà giáo trong thời gian qua đã nhận được sự ủng hộ đồng thuận cao của xã hội”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.
Khi xây dựng Luật, Bộ đã tuân thủ, bám sát chủ trương, định hướng, quan điểm xây dựng Luật được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo là Luật không chỉ nhằm quản lý mà còn để phát triển, kiến tạo với lực lượng nhà giáo. Đây là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục, quyết định chất lượng dịch vụ giáo dục đào tạo. Các nhà giáo không chỉ được coi là các viên chức mà còn là người thầy, người truyền bá tri thức, phát triển con người và nguồn nhân lực cho đất nước.
Luật được xây dựng cũng nhằm đóng góp phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo phù hợp với bối cảnh mới, sự đổi mới toàn diện của ngành giáo dục, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo nhận được sự ủng hộ, đồng thuận rất cao của các đại biểu Quốc hội. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo vui mừng, phấn khởi khi Tổng Bí thư Tô Lâm (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) phát biểu tại tổ đã nhấn mạnh dự thảo Luật có vai trò hết sức quan trọng. Nội dung của dự thảo Luật được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh các nội dung cần làm sâu sắc và nâng tầm. Cụ thể: Thứ nhất là quán triệt vai trò mang tính chiến lược của các nhà giáo.
Thứ hai là làm rõ quan hệ giữa người học và người thầy, cụ thể là đã có học trò, có người học thì phải có đủ thầy, đủ trường lớp.
Thứ ba là làm rõ và làm sâu sắc hơn quan điểm người thầy, các nhà giáo cũng là các nhà khoa học. Ngoài việc truyền bá tri thức, họ cũng phải tự học, tự nghiên cứu để phát triển tri thức, thích ứng với những yêu cầu mới.
Thứ tư là yêu cầu về hội nhập quốc tế. Trong Kết luận 91 của Bộ Chính trị sơ kết Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã có nội dung rất quan trọng là từng bước đưa Tiếng Anh thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường. Người thầy cũng phải có cách tiếp cận để hội nhập quốc tế, trước hết là phải được trang bị năng lực ngoại ngữ, Tiếng Anh, năng lực khác để hội nhập quốc tế, năng lực số để sử dụng công cụ tiên tiến trong giáo dục.
Cuối cùng, Tổng Bí thư nhấn mạnh, chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là chính sách để nhà giáo phục vụ học tập suốt đời. Chúng ta nói về học tập suốt đời và mọi người trong mọi độ tuổi đều có thể học. Vì vậy, một người thầy giỏi, có năng lực và trình độ cao thì cũng nên có chế độ chính sách để họ có thể cống hiến không kể tuổi tác.
Và đặc biệt là quan tâm tới chế độ, chính sách đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính những điều đó sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
"Với tinh thần đó, Bộ nghiêm túc và cầu thị trong tiếp thu đầy đủ để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo Luật, báo cáo Chính phủ để có thể trình được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới, đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng trả lời câu hỏi của báo giới về việc thu nhập của đội ngũ nhân viên y tế và kế toán trường học hiện chưa tương xứng với công việc nhiệm vụ được giao.
Theo đó, lực lượng này là các viên chức làm việc tại trường học, nhưng không được hưởng chính sách ưu đãi của nhà giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát, phối hợp tham mưu đề xuất Chính phủ sửa đổi một số chính sách tiền lương với đội ngũ viên chức ngành giáo dục, qua đó đề xuất cho lực lượng này hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí việc làm tương xứng với tính chất và mức độ phức tạp của công việc, góp phần cải thiện thu nhập.
Ngoài ra, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan tham mưu có chính sách đặc thù cho lực lượng viên chức, nhân viên trường học nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hôm nay (16/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng cao, phá thêm đỉnh mới

Tỷ giá USD hôm nay (16/4): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C
Tin khác

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4
Giáo dục 15/04/2025 11:21

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Giáo dục 14/04/2025 22:27

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 14/04/2025 22:26

Chương trình 9+: Cơ hội thứ 2 cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục 14/04/2025 22:05

Sân chơi hấp dẫn dành cho học sinh đam mê âm nhạc
Giáo dục 14/04/2025 21:02

37 đội tham gia Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội
Giáo dục 14/04/2025 13:49

Tăng cường giải pháp hỗ trợ học sinh sau kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng
Giáo dục 13/04/2025 22:56

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai
Longform 13/04/2025 17:12

Học sinh thử tài thiết kế thành phố và cộng đồng bền vững
Giáo dục 13/04/2025 08:25

Năm học 2025 - 2026, Hà Nội tăng 14 lớp chuyên với gần 500 chỉ tiêu
Giáo dục 13/04/2025 06:05