Đại biểu đề nghị quan tâm, nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) Doanh nghiệp gặp khó khăn vì bất khả kháng được giảm mức đóng kinh phí công đoàn |
Cho phép người lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 24/10, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Cho phép lao động nước ngoài gia nhập công đoàn, mức kinh phí công đoàn... tiếp tục là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Đề cập đến địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam (tại Điều 1 dự thảo Luật), đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) cho rằng, đây là quy định đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở cho việc quy định cụ thể các quyền và trách nhiệm theo lĩnh vực hoạt động của Công đoàn Việt Nam tại các chương tiếp theo, tạo hành lang pháp lý cho Công đoàn thực hiện tốt các chức năng luật định.
Về cơ bản, nội dung tại Điều 1 được kế thừa từ Luật Công đoàn hiện hành, có chỉnh lý kỹ thuật và đảm bảo tương thích, thống nhất với các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn thảo luận tại nghị trường. Ảnh: Quốc hội |
“Tuy nhiên, tại Điều này, tôi vẫn băn khoăn khi dự thảo Luật tiếp tục sử dụng cụm từ “cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội” trong chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Bởi, thứ nhất, Điều 10 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ Công đoàn chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Thứ hai, mặc dù trong thực tiễn nước ta, Công đoàn không phải là chủ thể duy nhất thực hiện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động; song việc quy định Công đoàn “cùng với” có thể làm giảm vai trò, làm mờ nhạt hình ảnh của Công đoàn trong thực thiện chức năng cốt lõi của tổ chức mình. Tôi đề nghị cân nhắc thêm vấn đề này”, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn cũng thống nhất với việc dự thảo Luật đã bổ sung quyền gia nhập công đoàn của người lao động là người nước ngoài. Vì trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đã ký kết và tham gia hàng chục hiệp định đa phương và song phương quan trọng, như CPTPP, EVFTA, UKVFTA…
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính hết năm 2023, có khoảng 136.800 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nguồn lao động này góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần đào tạo nhân lực tại chỗ theo tương tác thẩm thấu.
“Việc dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cho phép người lao động nước ngoài gia nhập Công đoàn Việt Nam là phù hợp với bối cảnh, nhu cầu thực tiễn của người lao động nước ngoài tại Việt Nam và đảm bảo thể chế hóa chủ trương của Đảng, bảo đảm sự tương thích đồng bộ trong hệ thống pháp luật”, đại biểu phân tích.
Đồng thời, đây là quy định quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của họ và cũng phù hợp với Công ước quốc tế năm 1996 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam là thành viên, trong đó có nêu về quyền gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.
Việc bổ sung quy định này cũng góp phần tạo sự bình đẳng giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài tại Việt Nam, làm tăng uy tín của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người, đảm bảo sự công bằng giữa các lao động trong nước và ngoài nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga. Ảnh: Quốc hội. |
Đề nghị tiếp tục duy trì mức kinh phí công đoàn 2%
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho hay, hiện nay mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở là rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động và khó thu hút nhân lực tham gia tổ chức Công đoàn cấp cơ sở.
“Tuy dự thảo Luật không quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn nhưng tôi trân trọng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm, nâng mức phụ cấp cho cán bộ Công đoàn cơ sở để phù hợp với trách nhiệm và tình hình hiện tại”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị.
Đề cập đến mức kinh phí công đoàn, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn tỉnh Nghệ An) đề nghị tiếp tục duy trì mức kinh phí công đoàn 2% và quy định như dự thảo Luật.
Theo đại biểu, nguồn kinh phí công đoàn đã được duy trì và phát huy có hiệu quả hơn 60 năm qua, từ năm 1957 khi có Luật Công đoàn đến nay. Nguồn kinh phí này được sử dụng tại Công đoàn cơ sở chủ yếu để chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động, như thăm hỏi, ốm đau, quà tết, quà sinh nhật… hoặc tổ chức các hoạt động về văn hóa thể thao.
Đại biểu Trần Nhật Minh. Ảnh: Quốc hội. |
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã bổ sung một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, như quy định tạm dừng, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn với các tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn, nên khi thực hiện chính sách này nguồn thu từ kinh phí công đoàn dự kiến sẽ giảm.
Tuy nhiên, khi đó Công đoàn cấp trên vẫn thực hiện hỗ trợ và bảo vệ duy trì quyền lợi cho đoàn viên, người lao động tại Công đoàn cơ sở thuộc trường hợp tạm dừng, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn.
“Do đó việc luật hóa và tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn 2% như quy định trong dự thảo Luật là hết sức cần thiết, bảo đảm công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, người lao động, trách nhiệm trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, góp phần ổn định phát triển các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” đại biểu tỉnh Nghệ An nêu rõ.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Đoàn tỉnh Hậu Giang) cũng bày tỏ nhất trí cao với việc duy trì kinh phí công đoàn 2%, cho rằng qua thực tiễn, nguồn thu này cùng với các nguồn thu khác là cơ sở quan trọng giúp công đoàn chăm lo tốt cho đoàn viên, người lao động, tạo sự gắn kết trong mọi hoạt động giữa công đoàn và người lao động ngày càng tốt hơn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17