-->

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng nay (18/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
Chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của Luật BHXH năm 2024 TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động

Đây là một trong những hoạt động thiết thực của Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ngày Quốc tế Lao động 1/5, hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2025.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Các đại biểu tham dự buổi đối thoại, giao lưu.

Hoạt động này cũng nhằm tuyên truyền, phổ biến, cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến các chính sách mới, Luật Thủ đô, Luật Công đoàn cho người lao động, với phương châm của tổ chức Công đoàn luôn hướng về cơ sở.

Tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội; ông Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Đoàn viên, người lao động tham dự buổi đối thoại, giao lưu.

Đặc biệt, tham dự buổi đối thoại, giao lưu còn có gần 300 cán bộ công đoàn, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) ngành Giao thông vận tải Hà Nội.

Tham gia giải đáp câu hỏi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có các chuyên gia: Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia BHXH Khu vực I; Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Văn Hà - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

8h35: Phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, ngành Giao thông vận tải từ lâu đã trở thành huyết mạch kết nối mọi miền đất nước, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.

Trong đó, công sức và sự cống hiến của từng người lao động chính là động lực thúc đẩy sự vận hành liên tục và hiệu quả của hệ thống giao thông vận tải. Vì vậy, chúng ta không chỉ ghi nhận những đóng góp ấy, mà còn cần quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho anh chị em công nhân.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ông Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi đối thoại, giao lưu.

Chủ đề của hội nghị hôm nay tập trung vào Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và các chính sách mới liên quan đến người lao động. Đây là những quy định pháp luật và chính sách mang tính chiến lược, nhằm đảm bảo rằng mỗi người lao động đều được hưởng các quyền lợi chính đáng, đồng thời khuyến khích sự tham gia tích cực vào việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, công bằng và bền vững.

Luật Thủ đô đã đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của Hà Nội với những cơ chế và chính sách đặc thù. Trong đó, người lao động ngành Giao thông vận tải được chú trọng với nhiều quy định hỗ trợ về điều kiện làm việc, đào tạo và phát triển năng lực.

Trong khi đó, Luật Công đoàn là công cụ bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời thúc đẩy sự gắn kết giữa công nhân, tổ chức công đoàn và doanh nghiệp. Những chính sách mới được ban hành gần đây cũng mở ra những cơ hội mới, như cải thiện chế độ phúc lợi, tăng cường các chương trình đào tạo nghề và bảo vệ an toàn lao động.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
CNVCLĐ tham dự buổi đối thoại, giao lưu

Tuy nhiên, để những chính sách này thực sự đi vào cuộc sống, cần có sự đồng hành của tất cả các bên: Từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn cho đến từng người lao động. Sự hiểu biết, chủ động đóng góp ý kiến, và tinh thần đoàn kết chính là yếu tố quan trọng nhất để chúng ta cùng nhau đạt được những thành quả tốt đẹp.

“Hội nghị đối thoại hôm nay không chỉ là nơi để chúng ta tiếp nhận thông tin, mà còn là cơ hội để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của anh chị em công nhân lao động.

Mỗi câu hỏi, mỗi ý kiến chia sẻ sẽ góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh cần điều chỉnh và hoàn thiện, để các chính sách thực sự trở thành công cụ bảo vệ và phát triển cuộc sống của người lao động”, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh khẳng định.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ban tổ chức tặng hoa chuyên gia buổi đối thoại, giao lưu

8h45: Chuyên gia giải đáp câu hỏi, thắc mắc của đoàn viên, CNVCLĐ

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Các chuyên gia buổi đối thoại, giao lưu.

Chị Nguyễn Thị Thu Phương, Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội hỏi: Tôi muốn biết quyền của đoàn viên công đoàn trong Luật Công đoàn sửa đổi được quy định như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Nguyễn Thị Thu Phương, Công ty CP Công trình giao thông 2 Hà Nội nêu câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời: Luật Công đoàn sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2025. Luật Công đoàn năm 2024 có rất nhiều nội dung mới, có lợi cho đoàn viên. Cụ thể, theo Điều 21 Luật Công đoàn 2024 quy định các quyền của đoàn viên công đoàn như sau:

- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn.

- Được tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động và quy định của Công đoàn.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Luật sư Nguyễn Văn Hà

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2024 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Được Công đoàn hỗ trợ pháp lý miễn phí pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức, viên chức.

- Được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; được thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và thụ hưởng các hoạt động chăm lo, phúc lợi khác do Công đoàn thực hiện.

- Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

- Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn.

- Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.


Ông Vương Danh Tường, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội hỏi: Quyền lợi của người lao động sau khi nghỉ hưu theo Luật BHXH 2024?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ông Vương Danh Tường, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Theo Luật BHXH 2024, người lao động được nghỉ hưu khi có đủ 15 năm đóng BHXH. Về cách tính tỷ lệ, trường hợp người lao động nam có 15 năm đóng BHXH được hưởng 40%, mỗi năm đóng thêm được cộng thêm 1% cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH thì được hưởng 45%.

Quy định về số năm đóng tối thiểu 15 năm này không áp dụng với người hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động mà chỉ áp dụng với các trường hợp đủ điều kiện về tuổi đời.


Anh Trần Trung Đức, Thanh tra Giao thông vận tải Hà Nội hỏi: Trong Luật Thủ đô có quy định nào về thu hút người tài không? Hiểu thế nào là người tài?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Anh Trần Trung Đức đặt câu hỏi

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương trả lời: Khoản 1 Điều 16 Luật Thủ đô 2024 quy định về việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài ở Thủ đô Hà Nội.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương

Theo đó, công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực vượt trội, có kinh nghiệm thực tiễn, đang làm việc ở trong nước, ở ngoài nước có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt để phát triển một lĩnh vực, một ngành của Thủ đô được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức.

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định trên được ký hợp đồng để thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Đối với người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.


Chị Nguyễn Hà Thu, Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội hỏi: Luật Công đoàn (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/7/2025 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn. Xin chuyên gia nói rõ thêm về những trách nhiệm này, có khác so với Luật Công đoàn 2012 không?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Nguyễn Hà Thu, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội nêu câu hỏi về Luật Công đoàn.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời: Luật Công đoàn 2024 gồm có 6 chương 37 điều. Luật Công đoàn (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, đã bổ sung và làm rõ nhiều quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ quyền lợi người lao động…

Trước tiên, Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và gia nhập công đoàn, kể cả những người không có quan hệ lao động. Người sử dụng lao động phải thừa nhận, tôn trọng và không cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động của công đoàn. Những người không có quan hệ lao động cũng được quyền hoạt động trong hoạt động công đoàn.

Luật đã mở rộng quan tâm cả người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Trước đây, theo Luật Công đoàn 2012, chỉ người lao động Việt Nam mới được nhắc đến là đối tượng tham gia, thụ hưởng quyền lợi từ tổ chức công đoàn.

Luật Công đoàn năm 2024 quy định, người lao động là công dân nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam (có giấy phép lao động, hợp đồng hợp pháp) sẽ có quyền gia nhập tổ chức công đoàn tại nơi mình làm việc; tham gia các hoạt động công đoàn như người lao động Việt Nam; được bảo vệ quyền lợi hợp pháp thông qua đại diện của công đoàn.

Luật Công đoàn năm 2024 cũng bổ sung quyền gia nhập công đoàn đối với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Trước đây chúng ta chỉ tập trung vào đến quyền lợi chính đáng của người lao động, nhưng hiện nay quan tâm đến các tổ chức khác trong doanh nghiệp. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, nếu có nguyện vọng và đáp ứng điều kiện, có quyền gia nhập hệ thống Công đoàn Việt Nam.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Trong Luật Công đoàn năm 2024, quyền, hoạt động và chức năng giám sát của tổ chức công đoàn được bổ sung và làm rõ hơn rất nhiều so với Luật Công đoàn 2012. Công đoàn có quyền chủ động giám sát, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Tại Điều 9 của Luật Công đoàn năm 2024 đã đề cập đến nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn. Những quy định này nhằm tăng cường sự hội nhập quốc tế của công đoàn Việt Nam, nâng cao năng lực và vị thế của tổ chức công đoàn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Về hệ thống tổ chức của Công đoàn trong Luật Công đoàn năm 2024 đã kế thừa các nguyên tắc tổ chức của Luật Công đoàn 2012, đồng thời có một số điều chỉnh và làm rõ hơn để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu mới. Bổ sung và làm rõ vai trò của công đoàn cấp trên về hỗ trợ công đoàn cơ sở trong thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động. Tham gia giám sát thực hiện chính sách pháp luật tại địa phương, ngành. Cho phép tổ chức công đoàn hoạt động linh hoạt hơn trong tổ chức.

Luật sửa đổi cũng quy định rõ hơn về cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn không chuyên trách khỏi việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), kỷ luật hoặc chuyển công việc trái pháp luật. Trường hợp người sử dụng lao động muốn xử lý cán bộ công đoàn thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban Chấp hành công đoàn, nếu không thỏa thuận được thì phải báo cáo cơ quan chức năng.

Theo Luật Công đoàn năm 2024, các trường hợp được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn đã được quy định rõ ràng, nhằm hỗ trợ đoàn viên công đoàn trong những hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thể hiện trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với người lao động.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong các trường hợp giải thể, phá sản, khó khăn kinh tế hoặc bất khả kháng…


Chị Hà Ngọc Yến, Công ty Cổ phần công trình giao thông Hà Nội hỏi: Thời gian công tác của tôi là 35 năm và đóng BHXH 35 năm. Vậy tiền lương hưu của tôi được tính thế nào?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chị Hà Ngọc Yến, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội nêu câu hỏi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu có thừa năm đóng BHXH bằng: 0,5 lần bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nhân với số năm thừa đóng BHXH.

Nếu người lao động tiếp tục tham gia đủ tuổi về hưu, đủ điều kiện nhận lương hưu tối đa mà vẫn tiếp tục đóng BHXH trợ cấp cho mỗi năm thừa bằng 2 lần bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.


Anh Trần Văn Hưng, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội hỏi: Theo Luật BHXH 2024 thì trợ cấp một lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh được tính như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Anh Trần Văn Hưng nêu câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Luật BHXH 2024 không có thay đổi về trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp dưỡng sức sau sinh so với Luật BHXH 20214.

Theo Luật BHXH 2014, trợ cấp một lần khi sinh con sử dụng bằng 2 lần lương cơ sở, tuy nhiên theo Luật BHXH 2024 có thay đổi không dùng mức lương cơ sở mà dùng mức lương tham chiếu, hiện nay mức lương tham chiếu này đang bằng mức lương cơ sở.

Sau này khi thay đổi theo vị trí việc làm không còn quy định mức lương cơ sở nữa thì mức lương tham chiếu này sẽ là mức lương để thực hiện tính một số chế độ trong Luật BHXH, ví dụ như chế độ tử tuất, tiền trợ cấp sinh con…


Câu hỏi bạn đọc trực tuyến: Hà Nội đang triển khai những hoạt động gì để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống?

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương trả lời: Luật Thủ đô năm 2024 đã chính thức được Quốc hội thông qua ngày 28/6/2024. Luật Thủ đô là niềm phấn khởi, tự hào lớn lao không chỉ đối với toàn thể nhân dân Hà Nội, mà còn đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trên địa bàn Thủ đô. Mở ra những cơ chế đột phá và quyền lợi chính sách mới.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Trung ương đối với Hà Nội – trái tim của cả nước, trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và khoa học lớn nhất cả nước.

Ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua, Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 37 về đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô. UBND thành phố ban hành đã ban hành các văn bản về tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt đã phát động phong trào tuyên truyền cao điểm để Luật đi vào cuộc sống với phương châm "tuyên truyền sớm, sâu rộng, hiệu quả và đến đúng đối tượng".

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tặng hoà đoàn viên tham gia phần giao lưu tại chương trình.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, Hà Nội cũng đã và đang tích cực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa 9 nhóm chính sách đặc thù theo quy định của Luật Thủ đô.

Trong thời gian vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng. Các nội dung trọng tâm bao gồm chính sách thu hút nhân tài, phát triển giáo dục, y tế, quy hoạch kiến trúc, bảo tồn khu phố cổ, hạ tầng giao thông, và các chính sách huy động nguồn lực đầu tư, phát triển văn hóa – xã hội phù hợp với đặc thù Thủ đô.

Đáng chú ý là quy định về dùng quỹ lương của Thành phố tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, người làm việc trong các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội… mà thuộc ngân sách thành phố đảm bảo chi thường xuyên.

Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân, Luật Thủ đô 2024 sẽ ngày càng sâu rộng vào cuộc sống và tạo động lực mạnh mẽ để xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện, xứng tầm khu vực và thế giới.


Chị Bùi Thanh Thuỷ, Công ty CP công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng bao nhiêu % tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Bùi Thanh Thuỷ, Công ty CP công trình giao thông 2 Hà Nội đặt câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời: Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể quyền lợi của người động làm thêm giờ, ngày lễ. Người lao động làm thêm giờ vào ngày thường, mức lương được hưởng có thể ít nhất là 150%; nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương của ngày làm việc đó (vì đây là ngày nghỉ).

Nếu làm việc trong ngày lễ, ngày Tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương làm thêm giờ ít nhất bằng 300%. Căn cứ vào đó, người lao động có thể xem quyền lợi của mình được hưởng như thế nào.


Anh Nguyễn Ngọc Anh, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội hỏi: Người lao động thôi việc theo Nghị định 178 được hưởng chính sách gì?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Chính sách thôi việc theo Nghị định 178 quy định khi người lao động nghỉ thôi việc sẽ được hưởng một số loại trợ cấp thôi việc. Đối với trường hợp nghỉ trong 12 tháng đầu sẽ được hưởng 0,8 tháng tiền lương, tiền thưởng nhân với số tháng tính trợ cấp thôi việc; đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi thì được hưởng bằng 0,4 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng tính hưởng trợ cấp thôi việc.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội trao quà cho người lao động.

Người lao động cũng được hưởng 1,5 tháng tiền lương cho mỗi số năm đóng BHXH bắt buộc; được bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc hưởng ngay BHXH một lần theo quy định của pháp luật, tùy điều kiện.

Cùng với đó, hưởng 3 tháng tiền lương đối với công chức, viên chức, nếu không phải công chức, viên chức thì hưởng trợ cấp thất nghiệp.


Chị Nguyễn Thái Hà, Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Thời gian tham gia BHYT gián đoạn không quá bao nhiêu tháng thì được tính là liên tục. Thời điểm nào người lao động (NLĐ) xin tăng lương thì phù hợp?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Nguyễn Thái Hà, Công ty cp công trình giao thông 2 Hà Nội nêu câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Đối với bảo hiểm y tế (BHYT) thời gian ngắt quãng không quá 3 tháng thì được coi là liên tục, nếu mất 5 năm tham gia liên tục thì NLĐ sẽ mất một số quyền lợi khác của BHYT.

Nếu ngắt quãng 3 tháng thì thời gian BHYT sẽ tính lại từ đầu, lưu ý hiện nay có quy định về BHYT không cần chuyển tuyến khám chữa bệnh theo Thông tư 01/2025 hướng dẫn Luật BHYT.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời bổ sung: Về thời điểm nào NLĐ xin tăng lương thì phù hợp: Đối với chế độ chính sách cho NLĐ, trong đó tiền lương rất quan trọng, đặc biệt tăng lương là điều NLĐ luôn mong muốn, vậy lựa chọn thời điểm nào tăng lương thì trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào quy định thời điểm nào tăng lương cho phù hợp.

Nhiều trường hợp các doanh nghiệp ban hành quy chế trả lương, quy chế tăng tiền thưởng nhưng có những thời điểm họ không đủ điều kiện để chi trả nguồn tài chính bù vào khi họ tăng lương, hoặc hiệu quả kinh tế doanh nghiệp chưa có để đáp ứng theo kế hoạch.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Ông Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng biên tập Báo lao động Thủ đô trao quà cho đoàn viên đã có câu trả lời đúng trong phần giao lưu kiến thức pháp luật tại chương trình.

Do vậy đề xuất của NLĐ muốn tăng lương như nào là điều không dễ dàng, chúng tôi gợi mở một số nội dung: Để tăng lương cần phát sinh từ những cơ sở nhất định, khi NLĐ làm sản phẩm đạt chất lượng cao, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp tốt thì quý II, quý III công ty có thể sẽ tăng lương cho NLĐ.

Nội dung này được doanh nghiệp hứa trong các cuộc họp, hội nghị thì NLĐ chờ tới thời điểm đó để đề xuất; khi điều kiện mức lương trung bình tăng lên thì NLĐ có cơ sở để đề xuất; trong quá trình làm việc, NLĐ làm việc rất hiệu quả, tức là quá trình làm việc NLĐ đạt hiệu suất rất tốt, doanh nghiệp thu lời rất lớn đối với công việc NLĐ đang làm, đây là cơ sở rất quan trọng để NLĐ đề xuất tăng lương.

Do vậy NLĐ cần chọn đúng thời điểm, đúng lý do để đề xuất tăng lương. Trên cơ sở đề xuất như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ hoặc doanh nghiệp đang gặp biến cố thì NLĐ không nên đề xuất tăng lương, bởi trường hợp này có thể doanh nghiệp muốn tăng lương cho NLĐ nhưng điều kiện kinh tế của doanh nghiệp không đáp ứng được thì chắc chắn đề xuất của NLĐ chính đáng nhưng sẽ chưa được đáp ứng ngay.

Do đó việc lựa chọn tăng lương ở thời điểm nào thì căn cứ vào điều kiện thực lực, thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm đó để có cơ sở đề xuất với một mức phù hợp nhất, lúc đó quyền lợi của NLĐ và doanh nghiệp đều hài hòa.

Theo quy trình chung tăng lương của doanh nghiệp thường đi theo năm chứ ít khi theo tháng, theo quý, trừ một số trường hợp đặc biệt.


Chị Phạm Thị Thanh Hương, Phòng Hành chính Sở Giao thông vận tải (cũ) hỏi: Xin chuyên gia cho biết cán bộ công chức, người lao động đóng đủ 20 năm BHXH, xin nghỉ hưu trước tuổi (trường hợp còn đủ 5 năm đến đủ 10 năm) theo Nghị định 178 (đối với cả nam và nữ) thì có được hưởng lương hưu luôn không hay chỉ được hưởng trước 5 năm theo Nghị định 135?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Phạm Thị Thanh Hương, phòng hành chính sở giao thông (cũ), nêu câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Với trường hợp của bạn, nếu có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc và nghỉ hưu trước tuổi từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm so với tuổi nghỉ hưu theo quy định, bạn sẽ được hưởng lương hưu với tỷ lệ theo số năm đóng BHXH và không bị trừ tỷ lệ do nghỉ hưu trước tuổi.

Bởi Nghị định 178/2024/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/2020/NĐ-CP) quy định về chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Điều 7 của Nghị định này nêu rõ, đối với trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 5 đến dưới 10 năm so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, còn được hưởng các chế độ sau: không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.


Câu hỏi bạn đọc theo dõi trực tuyến: Tôi đang làm việc tại doanh nghiệp nhà nước, đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên mới đây lãnh đạo cơ quan có đề nghị ký thêm phụ lục hợp đồng, trong đó không nêu thời điểm bắt đầu và kết thúc.

Ngoài ra phụ lục có nội dung người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động tùy theo kế hoạch sản xuất hằng năm. Tôi thấy điều này không đúng và không đồng ý ký phụ lục và người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau 3 ngày. Quyết định như vậy có đúng không?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời: Người lao động đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn và phải ký phụ lục tùy thuộc tình hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi đang thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn thì không cần thiết phải ký thêm phụ lục.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tặng quà cho người lao động.

Nếu như bổ sung phụ lục thì phải là phụ lục bổ sung quyền lợi của người lao động tốt hơn. Còn điều khoản liên quan đến cơ cấu tổ chức , hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến chủ sử dụng lao động tái cấu trúc thì phải tuân thủ theo quy định của Luật lao động.

Nếu trong trường hợp tái cấu trúc của doanh nghiệp cần phải cắt giảm lao động thì doanh nghiệp phải thực hiện theo đề án, quy trình và phải trình các cơ quan có thẩm quyền, lúc được thông qua thì mới thực hiện tinh giản bộ máy của doanh nghiệp.

Giả sử người lao động nằm trong đề án, quy trình phải giảm thì không cần phải nêu trong phụ lục hợp đồng. Việc nêu trong phụ lục trước khi có đề án, quy trình về cắt giảm nhân sự là sai. Người lao động không kí phụ lục là đúng, không sai, người chủ sử dụng không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này.


Ông Tống Ngọc Hùng – Nghiệp đoàn lái xe công nghệ ô tô Hà Nội hỏi: Sau sáp nhập mô hình nghiệp đoàn mới do ai quản lý? Chi bộ Nghiệp đoàn lái xe công nghệ ô tô Hà Nội thành lập 2 năm nhưng chưa có thêm đảng viên nào, bởi thành viên nghiệp đoàn chủ yếu là lái xe công nghệ không có hợp đồng lao động. Đề nghị tạo các đơn vị điều kiện để các đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng.

Bà Tạ Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội trả lời: Sau khi sắp xếp các tổ chức chính trị xã hội theo hướng dẫn, tất cả các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở thì sẽ có một đơn vị hướng dẫn chỉ đạo, khi chưa sắp xếp thì vẫn thuộc Công đoàn ngành Giao thông Vận tải. Về phát triển đảng, nghiệp đoàn có thể đề xuất đến Quận ủy Tây Hồ, đơn vị đang quản lý tổ chức Đảng.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Tạ Thị Mỹ Thanh, Chủ tịch công đoàn ngành giao thông vận tải Hà Nội, trả lời câu hỏi của người lao động

Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Thanh tra Sở Xây dựng hỏi: Người lao động sau khi sinh con, hết thời hạn nghỉ thai sản không tiếp tục làm việc được, xin nghỉ hẳn thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không; Luật Thủ đô có quy định thu hút nhân tài như thế nào?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Chế độ bảo hiểm thất nghiệp quy định thời gian đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng, thời gian sinh con đều được ghi nhận có đóng BHXH, hết thời gian sinh con NLĐ có nhu cầu chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Chuyên gia Phạm Thị Thanh Hương trả lời: Việc tuyển dụng thu hút người tài được thực hiện trong Luật Thủ đô. Khoản 1, điều 16 của Luật Thủ đô quy định trọng dụng thu hút người tài, Luật Thủ đô đa dạng hóa các hình thức thu hút người tài. Tại khoản 2 Điều 16 Luật Thủ đô 2024, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô:

Thứ nhất, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt trình độ khu vực và quốc tế ở các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô trong từng giai đoạn;

Thứ hai, là sử dụng ngân sách Thành phố để hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia trên địa bàn Thành phố;

Thứ ba là sử dụng ngân sách Thành phố để hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghề tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thành phố quản lý, học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thành phố.


Anh Nguyễn Đức Tuấn, Công ty Cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Người sử dụng lao động được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo nguyên tắc/quy định như thế nào?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Nguyễn Đức Tuấn, Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội, nêu câu hỏi

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời: Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khấu trừ tiền lương như sau:

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Như vậy, mức khấu trừ tiền lương của người lao động hằng tháng tối đa là 30% để bồi thường thiệt hại cho công ty sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.


Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội hỏi: Nếu nghỉ theo Nghị định 178 trước ngày 1/7/2025, và sau 1/7/2025 thì được hưởng chế độ gì? Quy định về trường hợp sử dụng bảo hiểm y tế mà không cần giấy chuyển tuyến.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành giao thông vận tải Hà Nội nêu câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời:

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/TT-BYT có hiệu lực thi hành luôn từ ngày 1/1/2025, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, trong đó có quy định 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến. Thông tư ban hành kèm danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được hưởng 100% mức hưởng theo quy định.

Trong trường hợp người bệnh tự đi khám, chữa bệnh tại cấp chuyên sâu và được chẩn đoán mắc 62 bệnh lý trên thì người bệnh cũng được hưởng quyền lợi theo quy định ngay trong lần khám, chữa bệnh đầu tiên.

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Quang cảnh buổi đối thoại, giao lưu

Về việc nghỉ người nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025) nhận lương hưu phụ thuộc vào quyết định nghỉ hưu trước tuổi và thời điểm chuyển hồ sơ đến cơ quan BHXH.

Tỉ lệ hưởng bao nhiêu thì vẫn phải căn cứ Luật BHXH hiện hành như sau: Lao động nam hưởng tỉ lệ 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Lao động nữ hưởng tỉ lệ 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2% cho đến khi chạm mức tối đa bằng 75%. Như vậy, lao động nam phải có 35 năm đóng BHXH, lao động nữ phải có 30 năm đóng BHXH mới được nhận lương hưu tối đa 75%.

Từ ngày 1/7/2025, Luật BHXH 2024 sẽ có hiệu lực, mang đến nhiều chế độ, quyền lợi mới cho người nghỉ hưu. So với Luật BHXH 2014, Luật BHXH 2024 giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm.

Theo đó, người tham gia BHXH muộn hoặc đóng không liên tục, làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn, dẫn tới khi nghỉ hưu chưa tích lũy đủ 20 năm tham gia có thể hưởng chế độ hưu trí và bảo hiểm y tế.


Chị Trần Thị Thu Hiền, Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ I Hà Tây hỏi: Nếu doanh nghiệp chậm chi trả lương cho người lao động sẽ bị xử lý thế nào?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Trần Thị Thu Hiền, Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ I Hà Tây nêu câu hỏi.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hà trả lời: Quyền lợi của NLĐ gắn liều với tài chính, lương, theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn

Hiện nay theo Nghị định số 12/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền lương, trong trường hợp người sử dụng lao động trong quá trình chi trả lương cho NLĐ vì nhiều lý do khác nhau trả không đúng thời gian, không đủ số tiền hoặc các hành vi khác liên quan đến không đảm bảo quyền lợi cho NLĐ thì có các chế tài xử phạt.

Mức tiền xử phạt khá cao, sẽ căn cứ số lượng NLĐ chưa được nhận tiền lương. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng 10 NLĐ, mức xử phạt là 5 -10 triệu; doanh nghiệp có 50 NLĐ, mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng; từ 100 NLĐ phạt từ 20 - 30 triệu đồng; trên 300 NLĐ mức phạt 50 triệu đồng.

Nếu chậm trả lương ngoài trách nhiệm chịu phạt theo quy định, người sử dụng lao động phải trả đúng lương cho NLĐ, ngoài ra còn phải chịu lãi suất theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng trục lợi cho người sử dụng lao động và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ trong quá trình tham gia lao động tại doanh nghiệp.


Chị Nguyễn Thị Minh, Công ty cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội hỏi: Tôi đóng BHXH được 22 năm thì có được rút BHXH một lần không? Nếu tôi muốn nghỉ hưu thì có được nghỉ không và hưởng mức lương hưu là bao nhiêu?

TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Nguyễn Thị Minh, Công ty cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội nêu câu hỏi.

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Để được hưởng BHXH một lần thì phải thuộc các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Điều kiện để nhận lương hưu một là đủ năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu. Theo quy định mới, người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hàng tháng. Đây là nội dung có thay đổi so với yêu cầu phải đóng đủ 20 năm theo quy định cũ.

Chúng ta được lựa chọn giải quyết BHXH một lần, nhưng sẽ không được hưởng lương hưu, không được hưởng BHYT do quỹ BHXH đóng cho người lao động, đồng nghĩa tuổi già thiếu điểm tựa an sinh. Ngoài ra, khi người lao động qua đời, thân nhân không được hưởng các khoản trợ cấp tử tuất…


Chị Hoàng Thanh Ngọc, Công ty cổ phần giao thông 2 Hà Nội hỏi: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải thực hiện những nghĩa vụ gì về bảo hiểm xã hội?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu trả lời: Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không làm phát sinh nghĩa vụ riêng biệt nào đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, vì cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ liên quan đến việc doanh nghiệp báo giảm người lao động theo quy định.

Mức tiền xử phạt khá cao, sẽ căn cứ số lượng NLĐ chưa được nhận tiền lương. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng 10 NLĐ, mức xử phạt là 5 -10 triệu; doanh nghiệp có 50 NLĐ, mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng; từ 100 NLĐ phạt từ 20 - 30 triệu đồng; trên 300 NLĐ mức phạt 50 triệu đồng.

Nếu chậm trả lương ngoài trách nhiệm chịu phạt theo quy định, người sử dụng lao động phải trả đúng lương cho NLĐ, ngoài ra còn phải chịu lãi suất theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng trục lợi cho người sử dụng lao động và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho NLĐ trong quá trình tham gia lao động tại doanh nghiệp.

10h40: Bế mạc

Phát biểu bế mạc hội nghị giao lưu trực tuyến, bà Tạ Thị Mỹ Thanh – Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội đánh gía đây là hoạt động thiết thực của Báo Lao động Thủ đô và Công đoàn ngành nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật Thủ đô, Luật Công đoàn, Luật BHXH đến đoàn viên, người lao động.
TRỰC TUYẾN: Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Bà Tạ Thị Mỹ Thanh phát biểu bế mạc buổi đối thoại, giao lưu

Những câu hỏi, thắc mắc đã được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động nắm rõ, hiểu đúng, kịp thời về pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; hạn chế xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tạo môi trường làm việc dân chủ, gắn bó, cống hiến hết mình với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững.

Hội nghị đã cung cấp cho cán bộ công đoàn kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Bà Tạ Thị Mỹ Thanh bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Báo Lao động Thủ đô và các chuyên gia sẽ tiếp tục đồng hành cùng người lao động, đoàn viên, hỗ trợ giải đáp đoàn viên để tăng cường nhận thức, trách nhiệm trong việc thi hành pháp luật, nhất là những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

TRỰC TUYẾN: Hà Nội phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

TRỰC TUYẾN: Hà Nội phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Sáng nay (18/4), tại Vườn hoa Phùng Khắc Khoan (thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động

Sáng nay (17/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 chuyên đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết

Sáng sớm nay (ngày 25/1/2025, tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Nhà điều hành Khu Công nghiệp Thăng Long, Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2025” của tổ chức Công đoàn Thủ đô đã chính thức khởi động với hàng chục chuyến xe đưa 1.200 công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội về quê đón Tết.
TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"

Trong không khí tưng bừng, rộn rã chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, sáng nay (11/1, tức 12 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 và khai mạc Chợ Tết Công đoàn.
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Sáng nay (30/10), tại hội trường Khu liên cơ quan Vân Hồ, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Sáng nay (30/10), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 18 với chủ đề “Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”

Sáng nay, 11/10, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền kiến thức về an toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền kiến thức về an toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Sáng nay, 11/10, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 17 với chủ đề “An toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN: Tôn vinh 100 gương sáng kiến, sáng tạo và 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

TRỰC TUYẾN: Tôn vinh 100 gương sáng kiến, sáng tạo và 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động

Sáng nay (2/10), tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Hội nghị tuyên dương “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” và tôn vinh 10 doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động