-->

Sáp nhập các tỉnh, tạo thêm động lực phát triển đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Bày tỏ ý kiến về chủ trương tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhiều cán bộ, đảng viên, nhân dân cho rằng việc thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả là tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng một hệ thống chính trị hiện đại, minh bạch, vì sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả Khánh Hòa bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập

Việc sáp nhập phải lấy người dân làm trung tâm

Thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị “Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã”; Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030”; Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030”…

chuyen doi so Gia Lam
Người dân được hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận Một cửa.

Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Một trong những nội dung quan trọng trong Kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị là nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Nội dung này thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân. Nhiều ý kiến đồng thuận với chủ trương trên. Ông Lê Văn Vui, Bí thư Chi bộ số 4 phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ chia sẻ: “Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 126-KL/TW, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh là chủ trương cần thiết để xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước nói riêng và thế giới nói chung”.

Theo ông Vui, Hiến pháp năm 2013 không quy định rõ tỉnh phải có huyện, mà chỉ dùng chữ “cấp chính quyền”. Vì vậy, việc bỏ cấp huyện, chỉ có tỉnh với xã, phường cũng hợp lý và không cần phải sửa Hiến pháp.

Nếu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ phát huy được các lợi thế, tạo ra không gian rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển. Vấn đề đặt ra là sáp nhập thế nào cho phù hợp theo các tiêu chí, đồng thời phải đáp ứng được vấn đề về phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, văn hóa và sự đồng thuận của nhân dân. Do đó việc triển khai cần có lộ trình cụ thể, tránh gây xáo trộn lớn.

“Trước tiên tôi nghĩ phải nâng cao công tác tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu đúng về ý nghĩa của việc sắp xếp, tinh gọn, cần có sự đồng thuận, thống nhất. Tôi nghĩ, cái mới bao giờ cũng khó tiếp nhận, việc làm tư tưởng tốt nhất là thực tiễn trả lời, nếu thực hiện mà đem lại hiệu quả tốt thì dân sẽ luôn tin tưởng, đồng thuận ủng hộ.

Đồng thời cần có chính sách hợp lý cho đội ngũ cán bộ dôi dư, đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, không ảnh hưởng đến hoạt động của chính quyền địa phương. Cùng đó phải làm tốt công tác nhân sự, quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy phải bố trí cán bộ công tâm, khách quan theo tinh thần “từ việc chọn người”, giữ được những cán bộ có năng lực, không để “chảy máu chất xám”. Quan trọng hơn cả, việc sáp nhập tỉnh phải lấy người dân làm trung tâm. Sự đồng thuận của người dân và doanh nghiệp là yếu tố quyết định thành công của định hướng này”, ông Vui nhấn mạnh.

Sáp nhập các tỉnh, tạo thêm động lực phát triển đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Việc sáp nhập sẽ tạo đòn bẩy để các địa phương phát triển vượt bậc. (Ảnh minh họa)

Cần thực hiện nghiêm túc, bài bản đúng quy trình, quy định

Cùng chung sự đồng thuận, ông Đặng Bình Thông (phường Tứ Liên, Tây Hồ) cho biết: Chúng tôi tin tưởng vào chủ trương lớn này và kỳ vọng đất nước sẽ bứt phá, phát triển trong giai đoạn mới. Việc sáp nhập sẽ tạo đòn bẩy để các địa phương phát triển vượt bậc. Sau khi sáp nhập, sẽ không có sự chêch lệch lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các địa bàn. Qua theo dõi sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Trung ương, chúng tôi rất tin tưởng vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, tôi tin rằng, cuộc sống của người dân sẽ ngày càng được nâng cao, thế hệ con cháu chúng tôi sẽ được thụ hưởng những thành quả từ chủ trương lớn mang lại”.

Bày tỏ sự kỳ vọng về sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bà Trịnh Thị Thu (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, thực hiện quá trình sắp xếp bộ máy hành chính, chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả là yêu cầu bắt buộc trước tình hình phát triển sang giai đoạn mới của nước ta, đưa nước ta vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Để đạt hiệu quả như kỳ vọng, quá trình sắp xếp, tinh giảm cần thực hiện nghiêm túc, bài bản, đúng quy trình, cần xác định rõ tiêu chí sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện dựa trên các yếu tố dân số, văn hóa, kinh tế,... để đảm bảo hiệu quả thực sự.

Sau khi đã thực hiện tinh giảm, việc quan trọng cần thực hiện là tăng cường giám sát để ngăn chặn lợi ích cá nhân, tạo sự minh bạch, tránh tình trạng phình to, chồng chéo chức năng, hoạt động không hiệu quả như ý nghĩa của chủ trương đề ra.

Tôi tin tưởng rằng, nếu được triển khai một cách bài bản, đồng bộ và có sự đồng thuận cao trong xã hội, chủ trương này sẽ tạo ra một hệ thống hành chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, vận hành theo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch”, bà Thu bày tỏ.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn

Xác định Công đoàn cơ sở (CĐCS) là "cánh tay nối dài" của tổ chức Công đoàn, là cầu nối trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng đã chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan để đẩy mạnh công tác vận động, thuyết phục thành lập CĐCS tại các doanh nghiệp, đơn vị.
Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Công đoàn Trường THCS Đông Sơn tích cực xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ, Công đoàn Trường THCS Đông Sơn đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. Một trong những phong trào nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”.
Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), dự kiến được trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới đây. Tổng hợp từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ Nội vụ đã đưa ra nhiều gợi mở cho việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức của Việt Nam, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu.
Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Cựu Tổng Giám đốc Công ty Chè Việt Nam nhận sai khi bán đất chưa qua đấu giá

Ngày 15/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam. Trong đó có các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, cựu Tổng Giám đốc; Đặng Ngọc Cầm, Nguyễn Quốc Khánh, cùng là cựu thành viên Hội đồng thành viên; Đặng Văn Tới, cựu Kế toán trưởng và 4 bị cáo khác.

Tin khác

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.
Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Trần Quang Lâm, 52 tuổi, Giám đốc Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Khuyến khích đặt tên cấp phường, xã theo số thứ tự tên quận, huyện cũ và yếu tố địa danh lịch sử, văn hóa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày hôm nay (15/4/2025).
Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí  vẫn là quan ngại lớn của người dân

PAPI 2024: Tham nhũng, lãng phí vẫn là quan ngại lớn của người dân

Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2024 (Chỉ số PAPI 2024), với nhiều kết quả đáng quan tâm.
Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150, hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem thêm
Phiên bản di động