-->

Sẵn sàng đón làn sóng M&A hậu Covid-19

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng thị trường Mua bán–- Sáp nhập (M&A) Việt Nam vẫn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sẽ có một làn sóng M&A lớn đổ bộ vào Việt Nam hậu Covid-19, trong khi đó, với những thách thức về hạ tầng, công nghệ, lao động và năng lực hiện có, liệu Việt Nam có thể tiếp nhận được hết các nguồn đầu tư lớn này?.
Bước ngoặt mới, kỷ nguyên mới

Điểm sáng M&A của khu vực

Số liệu đưa ra từ Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 12, cho thấy trong hơn một thập kỷ qua, thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỉ USD. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Trong đó, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm, ước đạt 3,5 tỉ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.

Sẵn sàng đón làn sóng M&A hậu Covid-19
Năng lượng cũng là một trong những vấn đề được quan tâm trong hoạt động M&A.

Mặc dù có sự giảm sút trong năm 2020, nhưng với việc đạt được “mục tiêu kép” vừa kiểm soát được đại dịch Covid-19, vừa duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; đặc biệt, mức tăng trưởng được Chính phủ dự báo dương trên 2%, trong khi nhiều nước trên thế giới có mức tăng trưởng âm cho thấy; hoạt động M&A tại Việt Nam được dự báo có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021.

Cụ thể, theo Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC), thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021-2022. Trong đó, thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỉ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn, trở lại với giá trị 7 tỉ USD vào năm 2022. Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021.

Đứng đầu bảng trong nhóm ngành truyền thống vẫn là lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Tiếp bước các thương vụ đình đám M&A trong năm 2019 - 2020 như KEB Hana Bank và BIDV trị giá 878 triệu USD; Sumitomo Life bỏ 173 triệu USD mua cổ phần của Bảo Việt… hiện nhiều ngân hàng khác như Vietcombank, Nam A Bank, SCB, NCB đang lên kế hoạch chào bán cổ phần, phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Những động thái này hứa hẹn, năm 2021 sẽ là năm “khủng” của các thương vụ M&A trong ngành ngân hàng.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham nhận định, thị trường M&A Việt Nam sẽ bật tăng trở lại trong giai đoạn bình thường mới khi hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP vừa ký kết, đây là động lực đẩy các giao dịch M&A từ châu Âu qua Việt Nam. Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam, một yếu tố khác được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong hoạt động M&A đó là lĩnh vực cơ sở hạ tầng (lĩnh vực này trước đó đã bị ngừng trệ vì dịch bệnh). EVFTA sẽ bảo hộ cho các nhà đầu tư giữa các bên, giúp các doanh nghiệp có sự gắn kết đầu tư qua lại…

Tiềm ẩn nhiều thách thức

Cùng với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, cũng như tiềm năng lớn trong đầu tư, phát triển kinh tế; hoạt động M&A tại Việt Nam được đánh giá là đang có môi trường thuận lợi để gia tăng. Nhưng theo các chuyên gia, hoạt động M&A sẽ gặp rất nhiều thách thức trong thời gian tới. Và một trong những thách thức đó là sự chuyển đổi số, lao động, công nợ…

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho hay, một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay đó chính là công nghệ, bởi tất các các công ty, doanh nghiệp, thực phẩm…đều phải cần đến công nghệ. Chuyển đổi số không thể thiếu và sẽ giúp quá trình M&A hoàn thiện hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số để cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tận dụng các Hiệp định EVFTA, CPTPP đưa Việt Nam là điểm đến đầu tư, điểm đến M&A hấp dẫn cho nhà đầu tư thế giới, thì phải nâng cao năng lực số.

“Chỉ khi làm điều đó mới tận dụng được làn sóng đầu tư bên ngoài từ các hiệp định này, qua đó, giúp Việt Nam trở thành thị trường năng động và điểm đến hấp dẫn: ổn định chính trị, nhiều hiệp định ký kết; nền tảng số đang được cải thiện và triển khai, kể cả blockchain, lực lượng lao động siêng năng”, ông Denis Brunetti nhấn mạnh.

Cùng với những thách thức trong vấn đề chuyển đổi số được nêu trên, ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law cũng đề cập đến một số thách thức hậu M&A trong đó nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến tranh chấp về lao động. Theo ông Khương, thường ở các doanh nghiệp Việt Nam, khi xuất hiện chủ sở hữu mới, người lao động cũ sẽ xôn xao và xuất hiện các vấn đề lao động mới. Bên cạnh đó, vấn đề tài chính công nợ, vấn đề pháp lý…trong M&A mặc dù đã thẩm định kỹ lưỡng, nhưng cũng không lường trước hết được 100% vấn đề trong một thương vụ, luôn có khoảng trống nhất định để lại cho các bên.

“Chẳng hạn, công ty có nghĩa vụ, cam kết nào đó, hoặc vi phạm pháp luật mà không nói bên mua để ngầm xử lý, thì có thể trở thành áp lực cho bên mua sau khi tiếp nhận công ty. Hậu pháp lý có thể kể đến khác là sự hợp tác giữa bên mua-bán không nồng thắm như ban đầu, chẳng hạn có hay không việc rút ruột công ty trước khi bán, đưa lĩnh vực tiềm năng sang công ty khác…”, ông Phạm Duy Khương nêu.

Cùng với những thách thức đã đề cập, một trong những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 12 đó chính là năng lực của Việt Nam. Theo các chuyên gia nhận định, với dự báo sẽ có một làn sóng M&A lớn đổ bộ vào Việt Nam hậu Covid-19, cũng như dự báo trong năm 2021, một số doanh nghiệp sẽ rời khỏi Trung Quốc và tìm đến Việt Nam liên quan đến vấn đề thương mại giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ…thì với năng lực hiện có, đặc biệt là một số vướng mắc trong chính sách, liệu Việt Nam có thể đón tiếp được hết các nguồn đầu tư lớn này?.

Trước băn khoăn trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho hay, năm 2021, Việt Nam sẽ triển khai thay đổi một loạt chính sách tạo không gian phát triển thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy tỷ lệ đầu tư tại các khu công nghiệp (mới lấp đầy khoảng 60%). Chỉ tính riêng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2020, Bộ đã chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách…tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.

Song song với đó, Chính phủ đã chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng, đất đai, mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách thể chế…Đặc biệt, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Công Thương có các chính sách để đáp ứng được việc cung cấp năng lượng cho phát triển. Đồng thời, việc cải thiện năng lực của các công chức làm công tác tiếp nhận vốn đầu tư cũng sẽ được chú trọng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…

Tin khác

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại trong những phiên cuối tuần.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.
Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Dù giá vàng thế giới ổn định, giá vàng trong nước vẫn lao dốc mạnh, giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Rủi ro vẫn tiềm ẩn khi chênh lệch mua vào - bán ra quá cao.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Sáng nay (19/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.898 VND/USD, tăng 5 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,24 điểm, giảm 0,29%.
Xem thêm
Phiên bản di động