--> -->

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những nữ nghệ nhân “giữ lửa” làng nghề truyền thống Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Tinh hoa nghề “mẹ truyền con nối”

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp là một trong hai làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang chừng 10 km về phía nam. Nằm trong con đường nhỏ yên bình, nên chỉ cần đến đầu làng ta dễ dàng lắng nghe tiếng trò chuyện rôm rả của những người phụ nữ Chăm, xen lẫn âm thanh lạch cạch của khung gỗ dệt.

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Nghệ nhân Đạt Thị Nam (65 tuổi) đang dệt sản phẩm có hoa văn đòi hỏi kĩ thuật cao mà máy móc không thực hiện được.

Điều đặc biệt, truyền thống của người Chăm theo chế độ mẫu hệ, nên nghề dệt này cũng được giữ gìn theo cách riêng, đó là “mẹ truyền con nối”. Ngay từ khi còn nhỏ, những cô gái Chăm đã theo mẹ học nghề. Những người phụ nữ đảm nhiệm những khâu quan trọng nhất của nghề có được đặc quyền dệt những tấm vải dùng vào các nghi lễ thiêng liêng, trang trọng nhất của cộng đồng và trao truyền tri thức cho con cái.

Từ xa xưa, nguyên liệu chính làm nên thương hiệu dệt Mỹ Nghiệp chính là cây bông vải được trồng tại chính địa phương. Một nét nổi bật nữa là người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu sắc trên vải đều làm từ khoáng vật, thực vật có sẵn ở địa phương như: Màu đen từ trái thị rừng, màu đỏ từ cây phun pan, màu vàng từ củ nghệ… Đây là công đoạn rất khó đòi hỏi kinh nghiệm, thẩm mỹ cao để pha màu sao cho đa dạng mà vẫn hài hòa.

Để dệt được một tấm vải thổ cẩm cần phải qua rất nhiều công đoạn khác nhau như: Tách hạt lấy bông, nhuộm, quay sợ, đánh ống, bắt chỉ, tạo hoa văn, dệt vải…

Theo các bậc bô lão trong làng, trước kia làng có tên Chăm là Ca Klaing, tên tiếng Việt là Mỹ Nghiệp. Thế kỷ XVII, một người phụ nữ tên Ponagar đã đến vùng đất này, nhận thấy khí hậu nơi đây thích hợp với việc trồng bông, lấy tơ dệt vải. Bà đã truyền lại nghề cho vợ chồng ông Xa và bà Chaleng sinh sống ở làng. Từ đó, làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp được hình thành và phát triển đến tận ngày nay.

Cô Lưu Thị Kim Tuyến (59 tuổi), một thợ lành nghề tại làng dệt Mỹ Nghiệp chia sẻ: “Công đoạn dệt yêu cầu sự tập trung và khéo léo rất cao để có thể biến những sợi chỉ nhỏ li ti dần thành những mảnh thổ cẩm có hồn với màu sắc rực rỡ, hoa văn tinh xảo. Các nghệ nhân sử dụng hai loại khung chính để dệt vải là khung dài dệt hàng dây, hàng mét và khung ngắn dệt hàng tấm”.

Điều làm nên giá trị độc đáo của thổ cẩm Mỹ Nghiệp nằm ở cách tạo hoa văn trên vải. Thợ dệt đếm sợi và tỉ mỉ luồn từng sợi chỉ đan xen nhau, tạo nên những hoa văn khác nhau, dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tuyệt đẹp. Những hoa văn được trình bày trên vải còn hàm chứa nhiều ý nghĩa, triết lý sâu sắc trong đời sống tâm linh của xã hội người Chăm gồm: Các nhóm thực vật, động vật, đồ vật gần gũi với cuộc sống, được người xưa cách điệu thành hoa văn thổ cẩm. Đó là đậu ván, hạt nếp nổ, dây leo, bông mai, mắt gà, chân chó, mai rùa, con rồng, con trâu, răng cưa, hạt cườm... Trong đó có các loại hoa văn tiêu biểu như bingu tamun (hình quả trám), được dệt làm nền cho nhiều loại sản phẩm như khăn đội đầu, vải may áo, dây thắt lưng. Bingu manuis (hình người), hoa văn mô phỏng hình người dệt trên dây thắt lưng đàn ông. Bingu Bimong (hình tháp), được dệt trang trí viền áo. Bingu ganuer matrindik caguer (thần Siva cưỡi chim trĩ), được dệt làm tranh treo tường, túi đeo vai…

Những đường nét hoa văn trên các sản phẩm thể hiện sự khéo léo, kỳ công chứa đựng sự vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Chăm. Để làm ra được tấm thổ cẩm có màu sắc rực rỡ, toát lên được những tinh hoa văn hóa truyền thống Chăm là cả một quá trình công phu, xen lẫn sự sáng tạo bay bổng của những người phụ nữ làng Mỹ Nghiệp. Chính vì thế, rất khó tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách dù các tấm vải do cùng một nghệ nhân làm ra. Mỗi tấm vải thổ cẩm đều là độc nhất vô nhị, mang tính độc bản, rồi cứ thế "hữu xạ tự nhiên hương", danh tiếng của làng dệt cứ thế vươn xa, khẳng định được chỗ đứng trong xã hội.

Gìn giữ và lan tỏa nét văn hóa Chăm

Trải qua những năm tháng khó khăn, nhưng người thợ làng Mỹ Nghiệp với lòng yêu nghề vẫn đang âm thầm nuôi dưỡng nghề truyền thống của dân tộc.

Nghệ nhân Đạt Thị Nam (65 tuổi), chủ một cơ sở dệt thổ cẩm trong làng Mỹ Nghiệp cho biết: “Hiện nay, một số cơ sở đã đầu tư máy móc để tăng năng suất, tuy nhiên, tôi vẫn duy trì hình thức dệt thủ công bằng khung gỗ, vì có những mẫu hoa văn tinh xảo, mang giá trị cổ chỉ có thể thực hiện bằng tay. Tôi muốn gìn giữ những mẫu hoa văn quý giá này”.

Cũng theo lời bà Nam, thời gian qua, địa phương đã phối hợp cùng các nghệ nhân tổ chức các lớp truyền dạy nghề. Thế hệ trẻ ngày nay rất nhanh nhạy và có sự hiểu biết, nên thông qua vài buổi học đã có thể thực hành tạo nên sản phẩm.

“Tôi đã viết riêng một cuốn sổ về lý thuyết và những kinh nghiệm của nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm, để bất cứ khi nào thế hệ sau cần đều có thể truyền đạt lại. Mong muốn và nỗ lực lớn nhất của tôi là làm sao truyền dạy những hoa văn khó, hoa văn xưa và nay để không bị thất thoát bởi thời gian”, bà Nam nói.

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm tại làng Mỹ Nghiệp, từ năm 2010, Hợp tác xã dịch vụ, sản xuất, kinh doanh dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã được thành lập và duy trì đến nay. Hợp tác xã có một gian nhà rộng rãi thoáng mát để bà con tập trung sản xuất, trưng bày và giới thiệu cho du khách. Nhiều sản phẩm của làng nghề được trưng bày ở các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế trong nước, được khách nước ngoài ưa chuộng.

Không dừng lại ở sản phẩm mang tính truyền thống, các cơ sở dệt trong làng còn làm ra những mặt hàng lưu niệm với những mẫu mã và chủng loại phong phú như: Cà vạt, túi xách, ví, áo ghi lê, ba lô…để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Nhờ sự yêu thích của người tiêu dùng, những cơ sở ở làng dệt Mỹ Nghiệp ngày càng nổi tiếng và có doanh thu mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng.

Ngoài ra khi đến tham quan làng nghề, du khách còn có thể hóa thân thành những cô gái, chàng trai dân tộc Chăm để học hỏi cách dệt thổ cẩm qua sự chỉ dẫn của những nghệ nhân nơi đây, qua đó hiểu hơn về sắc màu văn hóa của đồng bào Chăm.

Ở làng Mỹ Nghiệp hiện nay có 700 hộ với khoảng 4.000 nhân khẩu, thì đã có tới 500 nghệ nhân dệt thổ cẩm. Trong đó, hầu hết là phụ nữ, với nhiều kinh nghiệm gắn bó với khung dệt. Chính quyền địa phương tại huyện Ninh Phước đã đưa làng dệt Mỹ Nghiệp vào chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề và nghề truyền thống của người Chăm gắn với khai thác du lịch văn hóa.Hiệu quả kinh tế cũng như những giá trị văn hóa truyền thống đang hàng ngày được lưu giữ chính là lợi ích kép mà làng dệt Mỹ nghiệp đã, đang và tiếp tục đạt được. Qua đó, góp phần thiết thực vào việc bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm, đồng thời, mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm.

Hương Thảo

Nên xem

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong làng bóng đá bãi biển thế giới khi đánh bại Belarus với tỷ số 4-3 trong trận chung kết World Cup bóng đá bãi biển 2025, qua đó lần thứ 7 lên ngôi vô địch.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.
Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ 22h đêm nay (12/5), Vành đai 3 trên cao chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch, các lực lượng chức năng tổ chức cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi

Rủ nhau đạp xe đi chơi, ba cậu bé 10 tuổi ở Phúc Thọ bất ngờ có "chuyến phượt" dài hơn 30km ra tận quận Đống Đa, Hà Nội. Hành trình bất đắc dĩ khép lại không phải bằng la mắng mà bằng bánh, sữa và vòng tay ấm áp của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông Hà Nội.
“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Ngày 9/5/2025, nhân dịp Ngày Ngôn ngữ Bồ Đào Nha Thế giới (5/5), Ban Chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Tiếng Bồ Đào Nha, Trường Đại học Hà Nội phối hợp cùng Khoa Tiếng Bồ Đào Nha tổ chức đêm văn nghệ sinh viên 2025 với chủ đề “Saudade – Nỗi nhớ”.
Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Năm 2024 thiệt hại do lừa đảo trực tuyến ước khoảng 18.900 tỷ đồng. Các chuyên gia cảnh báo trong năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn về an ninh mạng. Lừa đảo trực tuyến không chỉ gây thiệt hại kinh tế của người dùng mà còn làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động, ảnh hưởng tới chương trình chuyển đổi số quốc gia, do đó cần những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn.
Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình

Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5, theo đó, ở Việt Nam, rơi vào ngày 11/5/2025. Ngày của Mẹ được đón nhận bởi đây cũng là cơ hội để tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của những người mẹ đối với gia đình và toàn xã hội.
Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Đêm chung kết Phiên tòa tập sự số 16: Hồi kết đôi nhẫn vỡ - chương trình học thuật thường niên do CLB Luật Gia Trẻ (Trường Đại học Luật Hà Nội) tổ chức đã khép lại với chiến thắng ấn tượng thuộc về đội Phoenix Flame.
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Bộ Tài chính vừa ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ với ông Đào Nam Hải, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Giám đốc Petrolimex.
Xem thêm
Phiên bản di động