-->

Rào cản thương mại: Doanh nghiệp Việt vẫn còn bị động

Liên tiếp các vụ kiện chống bán phá giá, lẩn tránh thuế từ các quốc gia như: Hoa Kỳ, EU, Úc…nhằm vào các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam cho thấy, các quốc gia nhập khẩu đang tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng hóa, sản phẩm trong nước. Thế nhưng, đứng trước những thách thức ấy, hầu hết các doanh nghiệp Việt lại loay hoay, bị động trong ứng phó…
rao can thuong mai doanh nghiep viet van con bi dong Gỡ bỏ “rào cản” khuyến mại: Doanh nghiệp vẫn gặp khó
rao can thuong mai doanh nghiep viet van con bi dong Đề nghị không cung cấp điện, nước cho dự án vi phạm

Gia tăng rào cản thương mại

Theo Phòng xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, tính đến thời điểm tháng 5/2018, Việt Nam bị kiện liên quan đến vấn đề lẩn tránh thuế chống bán phá giá là 17 vụ; 12 vụ điều tra chống trợ cấp; chống bán phá giá 77 vụ chiếm 70%.

rao can thuong mai doanh nghiep viet van con bi dong
Thép là một trong những mặt hàng đang vấp phải rào cản thương mại từ Hoa Kỳ.

Tất cả các vụ kiện chống lẩn tránh thuế của Việt Nam hầu hết đến từ các quốc gia như: Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Úc…trong đó, các sản phẩm liên quan bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất chủ yếu tập trung vào sản phẩm sắt thép, tiếp đó là sợi, dệt, thủy sản, nông sản.

Trong số các quốc gia “thường xuyên” áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam, Hòa Kỳ nổi lên là thị trường khó tính nhất. Mặc dù là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhưng thị trường này lại chiếm tới 22% tổng số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài. Tiếp đến là các thị trường khác như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, EU, Canada…

Với nền kinh tế thị trường, việc các quốc gia áp dụng rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản phẩm trong nước là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trước các rào cản thương mại, hay các vụ kiện liên quan đến vấn đề chống bán phá giá…doanh nghiệp Việt dường như bị động, thiếu thông tin, thậm chí thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phòng vệ thương mại…

Vì thế, khi vấn đề xảy ra doanh nghiệp thường loay hoay trong vấn đề hợp tác, thậm chí chậm cung cấp thông tin liên quan…dẫn đến bị thua thiệt. Đề cập đến vấn đề này bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho rằng, các vụ kiện chống bán phá giá thường có thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về kỹ thuật lại rất phức tạp, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài..

Trong nền kinh tế thị trường, rào cản thương mại được ví như một “lá bùa” hộ mệnh bao bọc, bảo vệ sản phẩm trong nước trước sự tấn công vũ bão của các mặt hàng cùng loại từ các nước xuất khẩu. Vì thế, ngày càng nhiều các rào cản thương mại được các nước nhập khẩu áp dụng, khiến không ít các doanh nghiệp Việt phải điêu đứng.

Chỉ tính riêng thị trường Hoa Kỳ, số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 2016 đến nay, số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tất cả các nước tăng lên theo từng năm. Nếu như năm 2016 mới chỉ có 56 vụ, năm 2017 đã tăng lên 73 vụ và tính đến thời điểm tháng 5/2018 Hoa Kỳ đã điều tra chống bán phá giá với 53 vụ.

Trước diễn biến các rào cản thương mại từ Hoa Kỳ ngày càng có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là những xu hướng mới trong chính sách thương mại song phương với các nước dưới thời Tổng thống Donald Trump khi ông cho rằng, sẽ đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên trên hết. Ông Daniel Calhoun, Luật sư trưởng Vụ Thực thi và Tuân thủ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tại Hội thảo Xu hướng mới trong pháp luật và thực tiễn phòng vệ thương mại ở Hòa Kỳ cho rằng, về cơ bản thì luật pháp quốc tế về vấn chống bán phá giá, chống trợ cấp và lẩn trốn thuế vẫn được áp dụng như cũ. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng để thực thi chính sách này. Tuy nhiên, về cơ bản vấn đề chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thì không thay đổi.

Cần chủ động ứng phó

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam đã và đang đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khi mức thuế suất về 0%.

Tuy nhiên, các rào cản thương mại tại các thị trường quốc tế sẽ ngày một nhiều hơn, đặc biệt không chỉ xuất hiện ở những thị trường “truyền thống”, mà ngay đối với các quốc gia trong khu vực asean, những năm gần đây họ đã bắt đầu thực hiện kiện Việt Nam liên quan đến các vấn đề lẩn tránh thuế. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn bị “vạ lây” khi thị trường Trung Quốc, Đài Loan bị áp dụng rào cản thương mại…

Trong nền kinh tế thị trường, rào cản thương mại được ví như một “lá bùa” hộ mệnh bao bọc, bảo vệ sản phẩm trong nước trước sự tấn công vũ bão của các mặt hàng cùng loại từ các nước xuất khẩu. Vì thế, ngày càng nhiều các rào cản thương mại được các nước nhập khẩu áp dụng, khiến không ít các doanh nghiệp Việt phải điêu đứng.

Chỉ tính riêng thị trường Hoa Kỳ, số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 2016 đến nay, số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với tất cả các nước tăng lên theo từng năm. Nếu như năm 2016 mới chỉ có 56 vụ, năm 2017 đã tăng lên 73 vụ và tính đến thời điểm tháng 5/2018 Hoa Kỳ đã điều tra chống bán phá giá với 53 vụ.

Điển hình vào năm 2007 là sản phẩm bật lửa ga, năm 2009 đến sản phẩm điều hoà Việt Nam tiếp tục bị áp thuế, do thuế chống bán phá giá với Trung Quốc chưa kết thúc. Hay với Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 12/2014, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định kiện đối với sản phẩm đá granite xuất khẩu của Việt Nam. Với lý do chống lẩn tránh thuế, họ muốn ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc tìm đường chạy sang Việt Nam để lấy C/O xuất đi…

Trước thực trạng trên, bà Trần Lan Hương, Phòng xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài (VCCI) cho biết, hiện nước bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất là Trung Quốc. Bởi vậy, vì là nước láng giềng nên các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, cái gì cứ dính đến Trung Quốc là dính đến Việt Nam. “Chúng tôi theo dõi, cứ vụ việc đã xảy ra với Trung Quốc thì sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra với Việt Nam dưới một dạng nào đó, hoặc điều tra chống lẩn tránh thuế, hoặc chống bán phá giá với Việt Nam”, bà Hương nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với bà Hương, đại diện Hiệp hội thép Việt Nam cũng đưa ra các khuyến cáo đối với doanh nghiệp Việt, để tránh bị “vạ lây” các doanh nghiệp không nên tiếp tay cho doanh nghiệp Trung Quốc để họ xuất khẩu theo qua Việt Nam. Bởi lẽ, thông tin mới nhất từ thị trường Hoa Kỳ cho thấy, quốc gia này đã đánh thuế rất cao các loại thép để tránh lẩn, trốn thuế. Với lượng xuất khẩu khoảng vài trăm ngàn tấn thép, thì hiện tại Việt Nam có dư thép cán nóng để xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Với nền kinh tế thị trường, việc các quốc gia áp dụng rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản phẩm trong nước là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trước các rào cản thương mại, hay các vụ kiện liên quan đến vấn đề chống bán phá giá…doanh nghiệp Việt dường như bị động, thiếu thông tin, thậm chí thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phòng vệ thương mại…Vì thế, khi vấn đề xảy ra doanh nghiệp thường loay hoay trong vấn đề hợp tác, thậm chí chậm cung cấp thông tin liên quan…dẫn đến bị thua thiệt.

Đề cập đến vấn đề này bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho rằng, các vụ kiện chống bán phá giá thường có thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về kỹ thuật lại rất phức tạp, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài, chưa kể đến việc lạ về phong tục tập quán, thiếu sự hỗ trợ của luật sư cùng với rất nhiều yếu tố khác, nên chuẩn bị được sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó.

Cũng theo bà Trang, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, thông tin thị trường, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ…các doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác phòng vệ thương mại, kịp thời phòng tránh các tác động của phòng vệ thương mại; chủ động nắm bắt thông tin pháp luật, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và các bên liên quan trong quá trình theo đuổi các vụ kiện, qua đó chứng minh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động