Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Lan hồ điệp tràn ngập phố phường ngày giáp Tết, có chậu gần 4 tỷ Đào cổ thụ, quất cảnh tưng bừng xuống phố phục vụ Tết Nguyên Đán |
Vì sao lại gọi tháng 12 Âm lịch là tháng Chạp?
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán. Từ điển Thiều Chửu có viết, “lạp” là lễ tế thần vào tháng cuối năm Âm lịch. Theo lễ nhà Chu, cứ cuối năm tế tất niên gọi là đại lạp. Vì thế cho nên tháng 12 cuối năm gọi là “lạp nguyệt”.
Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, tháng 12 cũng là tháng nhiều lễ lạt, cúng bái. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom mồ mả, hương án, bàn thờ tổ tiên những ngày cuối năm, để năm hết tết đến thì thắp hương mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.
![]() |
Tháng Chạp là tháng có nhiều hoạt động lễ lạt trong văn hóa người Việt. |
Một cách lý giải khác của tháng chạp: “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Từ điển Trần Văn Chánh viết rằng: lạp là thức ăn muối (vào tháng chạp), được hong khô hoặc ướp muối để cất đi. Dịp cuối năm là khi người ta tích trữ các loại thực phẩm để chống chọi với mùa đông rét mướt và cũng là để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Ý nghĩa của ngày rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp hằng năm chính là ngày 15 tháng 12 Âm lịch. Đây là ngày Rằm cuối cùng trong năm trước khi bước sang Tết Nguyên đán. Sau khi cúng rằm tháng Chạp thì mọi người sẽ tất bật để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.
Theo lịch vạn niên, Rằm tháng Chạp năm nay sẽ là ngày 14 tháng 1 năm 2025 Dương lịch.
Đối với người Việt, tháng Chạp là tháng quan trọng trong năm, khi mọi người hướng đến cái Tết đoàn viên bên gia đình. Ai nấy đều hối hả, dốc sức hoàn tất các kế hoạch trong năm để khi năm mới đến, nhìn lại năm cũ thấy có nhiều thành tựu.
Cúng Rằm tháng Chạp có ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, che chở. Trong ngày Rằm tháng Chạp, mọi người thường đi chùa để cầu nguyện và làm lễ tạ ơn các vị thần linh.
Cúng Rằm tháng Chạp cũng được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường gồm xôi gấc, gà luộc, giò, chả, chè (thường là chè trôi nước), hoa quả và rượu trắng, tiền vàng.
Cúng rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn giờ nào tốt?
Theo các chuyên gia phong thủy gợi ý, cúng Rằm tháng Chạp tốt nhất nên thực hiện vào ban ngày, tránh cúng chiều tối hoặc quá muộn. Có 3 thời điểm thích hợp để cúng Rằm tháng Chạp năm nay.
Giờ Ất Mão (5h-7h): Giờ này yên tĩnh, tốt cho việc khai trương và các nghi lễ thờ cúng.
Giờ Đinh Tỵ (9h-11h): Đây được coi là giờ hoàng đạo trong ngày, cúng giờ này gia chủ sẽ suôn sẻ cả năm sắp tới.
Giờ Canh Thân (15h-17h): Đây cũng là thời điểm thích hợp trong ngày để làm lễ cúng rằm.
Tuy nhiên, tùy theo công việc và tình hình thực tế của mỗi gia đình mà người dân có thể có những sắp xếp thời gian phù hợp cho việc cúng rằm.
Trong nhịp sống hiện đại, ngày Rằm tháng Chạp vẫn giữ nguyên giá trị. Các gia đình thường làm lễ cúng vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch. Đây còn là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường
Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22