Quyết tâm nâng cao chất lượng sống của nhân dân
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, quyền tiếp cận lương thực là một trong những quyền cơ bản của con người đã được nêu lần đầu tiên năm 1948 tại Tuyên ngôn Nhân quyền và năm 1966 được khẳng định tại Công ước quốc tế về Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Năm 2004, Hội đồng FAO đã thông qua tài liệu hướng dẫn tự nguyện nhằm hỗ trợ tiếp tục thực hiện quyền có đủ lương thực trong bối cảnh an ninh lương thực quốc gia. Với Việt Nam là một nước có diện tích đất đai không lớn - 33 triệu ha, trong đó có 10,3 triệu ha có thể sử dụng trong nông nghiệp. Năm 2013, dân số của Việt Nam đã đạt 90 triệu người - mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người, trong đó 70% sinh sống ở nông thôn. Vào cuối những năm 1980, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn lương thực, tỷ lệ đói nghèo gần 70%. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, từ một nước nghèo, thiếu lương thực, kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình.
Năm 2014 Việt Nam đã xuất khẩu hơn 6,5 triệu tấn gạo và nhiều loại nông lâm thuỷ sản với tổng kim ngạch gần 31 tỷ USD; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,6% và cơ bản đã hoàn thành những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) do Liên hợp quốc phát động. Chính sự phát triển nhanh của nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã giúp Việt Nam đứng vững qua những cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới và khu vực, duy trì được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bình quân khoảng 7%/năm trong 30 năm qua và bảo đảm được an sinh, phúc lợi xã hội và đời sống người dân ngày càng được cải thiện tốt hơn.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu với hai thách thức lớn, đó là khả năng cạnh tranh và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Để đối phó với những thách thức trên, Chính phủ Việt Nam đang triển khai thực hiện hai chương trình lớn về xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó các giải pháp trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với thị trường theo hướng tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; thu hút nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, đồng thời nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tin khác
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 24/01/2025 17:30
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11