Quyết liệt triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
![]() | Huyện Ba Vì cần tập trung mọi nguồn lực vào phát triển nông nghiệp |
![]() | Nghiên cứu thu hút lực lượng lao động thất nghiệp ở đô thị về nông thôn |
![]() | Sản xuất rau an toàn: Làm sao để người dân cùng thụ hưởng? |
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, sản xuất nông nghiệp Thủ đô quý I/2020 sụt giảm 1,17% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do trong quý I/2020, mặc dù bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được khống chế nhưng việc tái đàn vẫn gặp khó khăn.
Quý I/2020, chăn nuôi lợn chỉ đạt 1,1 triệu con, giảm 31,25%, sản lượng đạt 51.000 tấn, giảm 41,22% so với cùng kỳ năm 2019. Dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại một số địa phương và có nguy cơ bùng phát rất lớn.
![]() |
Quý I/2020, sản xuất nông nghiệp Thủ đô sụt giảm 1,17% so với cùng kỳ năm ngoái, sự sụt giảm chủ yếu là ở lĩnh vực trồng trọt |
Sự sụt giảm chủ yếu là ở lĩnh vực trồng trọt, trọng tâm là ở vụ đông năm 2019 - 2020. Cụ thể, vụ đông năm 2018 -2019, Hà Nội gieo trồng hơn 39.000ha với tổng giá trị sản xuất đạt hơn 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, vụ đông năm 2019 - 2020, diện tích cây trồng chỉ còn 28.691ha, bằng 83,67% so với vụ đông năm trước.
Diện tích nhiều loại cây trồng chủ lực đều giảm như: Cây ngô chỉ bằng 83,67%; khoai lang bằng 81,45%; đậu tương bằng 69,48%; rau các loại bằng 90,95%... Diện tích giảm dẫn đến sản lượng giảm, giá trị kinh tế giảm.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết bất thường trong vụ đông năm 2019-2020 đã khiến nhiều loại cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn… giảm năng suất đáng kể.
Thời gian tới, để chủ động trong sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ cùng các địa phương sớm hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2020-2021. Trong đó, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu các giống cây trồng, đẩy mạnh sản xuất các giống cây trồng có chất lượng và giá trị kinh tế cao cân đối với thị trường.
Riêng đối với chăn nuôi, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh tái đàn lợn lên mức 1,8 triệu con như trước khi có dịch, để đáp ứng nguồn cung và góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời gắn tái đàn với việc tổ chức xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch, cơ sở an toàn dịch, tập trung ở các xã, vùng trọng điểm; tăng cường phòng, chống và tập trung kiểm soát dịch bệnh không để bùng phát dịch bệnh…
![]() |
Thời gian tới, đối với chăn nuôi, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh tái đàn lợn lên mức 1,8 triệu con như trước khi có dịch, để đáp ứng nguồn cung và góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng. |
Cạnh đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ phối hợp cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm; thực hiện có hiệu quả các nội dung dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020”.
Về lâu dài, để bảo đảm tăng trưởng và phát triển bền vững, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành theo từng lĩnh vực và chọn lựa mỗi thế mạnh của từng lĩnh vực để khai thác, phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nhằm hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh, bảo đảm phát triển toàn diện và bền vững.
Bên cạnh những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2020 đạt 4,04%, thành phố Hà Nội sẽ tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp như đẩy mạnh kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản đang/sắp vào vụ thu hoạch trước nguy cơ dư nguồn cung, giải tỏa áp lực cho hoạt động xuất khẩu.
Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy thương mại nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt; khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển, khuyến khích tiêu thụ hàng hóa do người Việt Nam sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Từ 1/7, quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua Hệ thống eCoSys chính thức có hiệu lực

Nghệ An: Lý giải việc chặt 200 cây cau vua trên Đại lộ Lê Nin

Hà Nội công bố danh sách 126 điểm phục vụ hành chính công xã, phường và thông tin đường dây nóng

Hệ thống Kho bạc Nhà nước sẵn sàng vận hành phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Trần Thanh Lâm giữ chức phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

“Dịu dàng màu nắng” tập 21: Tuyết gây rối, Phong vạch mặt Thành trước toàn công ty

Từ hôm nay (1/7), giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Tin khác

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực
Nhịp sống Thủ đô 30/06/2025 22:20

Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 21:29

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:59

Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:38

Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:02

Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 11:02

BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp
Nhịp sống Thủ đô 29/06/2025 09:58

Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc
Nhịp sống Thủ đô 28/06/2025 17:46

Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Xây dựng Hà Nội lần thứ I
Nhịp sống Thủ đô 28/06/2025 17:17

Các xã, phường và tổ chức chính trị xã hội bắt nhịp nhanh với mô hình chính quyền mới
Nhịp sống Thủ đô 28/06/2025 11:34