Quyết liệt giảm bội chi
Bội chi ngân sách: Không thể cứ tăng |
Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 8.2016 ước đạt 69,49 nghìn tỉ đồng, bằng 70,6% (giảm 28,9 nghìn tỉ đồng) so với tháng 7. Lũy kế thu 8 tháng ước đạt 649,46 nghìn tỉ đồng, bằng 64% dự toán năm, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng chi NSNN tháng 8 ước đạt 108,6 nghìn tỉ đồng; luỹ kế chi 8 tháng năm 2016 đạt 770,7 nghìn tỉ đồng, bằng 60,5% dự toán năm, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Với sự quyết liệt của Chính phủ, hy vọng tới đây, biểu đồ bội chi NSNN sẽ ngày một giảm. |
Trong đó, chi đầu tư phát triển ước thực hiện 8 tháng đạt 120,85 nghìn tỉ đồng, bằng 47,4% dự toán năm, tăng 9,6% cùng kỳ năm 2015; chi trả nợ và viện trợ ước thực hiện chi 8 tháng đạt 104,2 nghìn tỉ đồng, bằng 67,2% dự toán năm, tăng 2,6% so cùng kỳ năm 2015, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô; chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính ước thực hiện chi 8 tháng đạt 540,5 nghìn tỉ đồng, bằng 65,6% dự toán năm, tăng 4,4% so cùng kỳ năm 2015. Tính chung, bội chi NSNN ước 8 tháng năm 2016 là 121,27 nghìn tỉ đồng, bằng khoảng 47,7% dự toán năm.
Về vấn đề huy động vốn, tính đến hết ngày 31.8.2016, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước đạt 239.284,5 tỉ đồng đạt 95,7% kế hoạch năm. Trong tháng 8.2016, KBNN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước đạt 32.406,2 tỉ đồng vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển về công tác huy động vốn nước ngoài, lũy kế 8 tháng năm 2016 đã đàm phán, ký kết 28 Hiệp định vay với tổng trị giá quy đổi khoảng 4.816,03 triệu USD, trong đó chủ yếu vay từ các nhà tài trợ lớn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)...
Các chuyên gia cảnh báo, với mức bội chi lớn như vậy, nếu không có những biện pháp căn cơ thì nguy cơ nợ công sẽ vượt trần Quốc hội cho phép là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với việc người đứng đầu Chính phủ trong những thông điệp gửi đi sau khi nhậm chức Thủ tướng, cũng như tại phiên họp thường kỳ Chính phủ cũng như các cuộc làm việc với bộ, ngành, tỉnh, thành đều nhấn mạnh đến vấn đề tiết kiệm, xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động với khẩu hiệu “Phải biết quý trọng từng đồng thuế của dân” được kỳ vọng sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho công tác quản lý kinh tế; đặc biệt là quản lý nguồn vốn Nhà nước. Lời nói, chỉ đạo và hành động của cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và của cả Chính phủ về triệt để thực hành tiết kiệm, xây dựng Chính phủ phụng sự được các chuyên gia kỳ vọng tới đây “điệp khúc” về bội chi Ngân sách sẽ không trở thành vấn đề “hệ trọng” của nền kinh tế và toàn xã hội như thời gian qua. |
Nhìn vào số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, điều dễ nhận thấy nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển vẫn chưa được cải thiện. Tại các kỳ họp Quốc hội, các đại biểu thường phàn nàn chi cho đầu tư còn ít, trong khi chi cho hành chính thì nhiều, dẫn đến khả năng sinh lợi của đồng vốn ngân sách Nhà nước bỏ ra thấp, Chính phủ vẫn phải đi vay để lấy tiền đầu tư. Chính vì vậy, không ít lần Quốc hội đề nghị Chính phủ nâng tỷ lệ vốn cho đầu tư phát triển cao lên.
Thế nhưng, bức tranh thu - chi NSNN 8 tháng qua đang phản ánh thực trạng tình trạng chi cho đầu tư phát triển vẫn không được cải thiện. Nếu tổng thu NSNN 8 tháng năm 2016 đạt 649,69 nghìn tỉ đồng, thì chi cho đầu tư phát triển mới đạt con số 120,85 nghìn tỉ đồng (tương đương 18,5%); trong khi chi cho phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính ước thực hiện chi 8 tháng đạt 540,5 nghìn tỉ đồng (tương đương khoảng 83%). Điều này chứng tỏ, NSNN chi cho bộ máy hành chính công vẫn còn rất lớn. Chi luôn lớn hơn thu dẫn đến tình trạng 8 tháng năm 2016, chúng ta vẫn phải “loay hoay” xoay xở thêm 121,27 nghìn tỉ đồng để lấy tiền chi tiêu.
Các chuyên gia cảnh báo, với mức bội chi lớn như vậy, nếu không có những biện pháp căn cơ thì nguy cơ nợ công sẽ vượt trần Quốc hội cho phép là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với việc người đứng đầu Chính phủ trong những thông điệp gửi đi sau khi nhậm chức Thủ tướng, cũng như tại phiên họp thường kỳ Chính phủ cũng như các cuộc làm việc với bộ, ngành, tỉnh, thành đều nhấn mạnh đến vấn đề tiết kiệm, xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động với khẩu hiệu “Phải biết quý trọng từng đồng thuế của dân” được kỳ vọng sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho công tác quản lý kinh tế; đặc biệt là quản lý nguồn vốn Nhà nước.
Lời nói, chỉ đạo và hành động của cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và của cả Chính phủ về triệt để thực hành tiết kiệm, xây dựng Chính phủ phụng sự được các chuyên gia kỳ vọng tới đây “điệp khúc” về bội chi ngân sách sẽ không trở thành vấn đề “hệ trọng” của nền kinh tế và toàn xã hội như thời gian qua.
H. Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34