Quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
Thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo thống nhất, công bằng Một số đơn vị chưa trích lập đủ nguồn cải cách tiền lương |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã dành 1 ngày thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với rất nhiều đề xuất chính sách quan trọng.
Trong đó, về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần, dự thảo Luật quy định tại Điều 76.
Cụ thể, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
![]() |
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 7. Ảnh: Quốc hội. |
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo các nội dung nêu trên, mà người lao động có khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội liền kề với bình quân tiền lương làm căn cứ đóng của thời gian này cao hơn bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối, thì người lao động được chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản này để tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng theo dự thảo Luật, Chính phủ quy định việc tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội khi Nhà nước thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 76 trên tổng thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định này liên quan trực tiếp đến hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu. Do đó, cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh cải cách tiền lương và cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025
Tin khác

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường
Hoạt động 23/07/2025 13:06

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động
Chính sách 23/07/2025 09:39

Phát triển kinh tế bằng đồng vốn nghĩa tình
Vì lợi ích đoàn viên 22/07/2025 17:17

Hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được Công đoàn hỗ trợ trên 265 tỷ đồng
Vì lợi ích đoàn viên 22/07/2025 06:17

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Việc làm 21/07/2025 22:24

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ
Hoạt động 21/07/2025 20:54

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo
Vì lợi ích đoàn viên 21/07/2025 20:31

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao
Việc làm 21/07/2025 18:20

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn
Hoạt động 21/07/2025 17:27

Công đoàn tổ chức hiệu quả Tháng Công nhân, thúc đẩy người lao động EVN đổi mới, sáng tạo
Hoạt động 21/07/2025 09:34