Quy định bắt buộc trang bị bình cứu hỏa trên ô tô: Nảy sinh nhiều bất cập
Phạt tiền chủ xe cơ giới không trang bị dụng cụ cứu hỏa |
“Loạn” giá bình cứu hỏa
Khi quy định bắt buộc lái xe phải trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô có hiệu lực, thị trường bình cứu hỏa trở nên sôi động. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trên thị trường xuất hiện hàng loạt nơi bán bình chữa cháy dành cho ôtô với nhiều thương hiệu, mức giá khác nhau. Tại các phố chuyên bán hàng bảo hộ lao động như La Thành, Lê Duẩn… các loại bình cứu hoả được bày bán ngay mặt tiền để dễ bắt mắt người mua nhất. Điều đáng nói, các loại bình cứu hoả 2kg, 3,5kg hay bình cứu hỏa mini được dịp nâng giá. Hầu hết các đại lý bán bình cứu hỏa đều tăng giá gấp 2 - 3 lần so với giá trước đây.
Ảnh minh họa |
Tại chợ trời (phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng), giá các loại bình cứu hỏa cũng tăng chóng mặt. Theo một chủ cửa hàng, loại bình 2kg và bình mini tăng giá mạnh nhất. 3 tháng trước các loại bình này chỉ có giá 70.000 đồng đến 120.000 đồng thì nay đã tăng lên 350.000 đến 500.000 đồng/bình. Bình 2kg trước kia giá 160.000 đồng/bình, nay đã tăng gấp đôi - lên 320.000 đồng đến 400.000 đồng/bình. Trong khi người bán vui mừng vì đắt hàng thì nhiều người tiêu dùng rất băn khoăn về chất lượng sản phẩm. “Chưa biết có tốt hay không, nhưng có quy định nên tôi cũng phải sắm thêm 2 bình cho xe của 2 vợ chồng. Tuy nhiên, giá của sản phẩm này trên thị trường không biết đâu mà lần. Hôm trước, tôi vừa mua trong siêu thị gần nhà với giá 90.000 đồng/bình, về gặp một người bạn mới biết, anh này mua cửa hàng bên ngoài sản phẩm giống y hệt, nhưng giá chỉ 70.000 đồng/bình” - anh Nguyễn Anh Tuấn (phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa), chia sẻ.
“Bom nổ chậm” trên xe?
Theo nhà nghiên cứu khoa học Đinh Hùng (đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân): Bình chữa cháy là dạng khí nén ở áp suất cao, để bảo đảm an toàn thì cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bình từ -10 độ C đến 55 độ C. Tuy nhiên, với khí hậu Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 70 độ C. Đặc biệt, khu vực nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu đựng được. Nhiệt độ tăng, lại thêm trong điều kiện xe di chuyển thường xuyên rung lắc, sẽ làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo, đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm...
Liên tiếp xảy ra nhiều vụ vận chuyển và làm giả bình chữa cháy: Ngày 6.1.2015, một lượng lớn bình chữa cháy giả bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu và phát triển Ngọc Linh (ngõ 1295/11 Giải Phóng, quận Hoàng Mai - Hà Nội). Thời điểm kiểm tra, lực lượng liên ngành còn thu giữ nhiều tem giả có in chữ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, vật liệu dung dịch để sản xuất bình chữa cháy giả. Tiếp đến, ngày 9.1, Trạm kiểm soát liên hợp Bến tàu Dân Tiến (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cũng đã thu giữ 324 bình chữa cháy loại 500 ml nhập lậu dành cho ôtô khi lô hàng này đang tìm cách vượt trạm kiểm soát. |
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng: Quy định yêu cầu xe ôtô phải trang bị bình cứu hỏa là chưa phù hợp với thực tế. Và nếu chỉ quy định mang tính hình thức thì rất nguy hiểm đến tính mạng người điều khiển phương tiện. Chúng ta nên cân nhắc giữa tính mạng và tài sản, cái nào quan trọng hơn thì ưu tiên bảo vệ cái đó. Còn người là còn tất cả, mất người thì có tài sản cũng chẳng để làm gì, thế nên, trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, thì hầu hết mọi người đều sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”. Và khi xảy ra hỏa hoạn, thì việc cứu chữa bao giờ cũng ưu tiên cứu tính mạng người trước, sau đó mới đến tài sản. Có cảm giác rằng, quy định mới có phần xem nhẹ tính mạng con người, mà đặt vấn đề tài sản lên trên hết. Thực tế, trường hợp cháy xe thì đã có bảo hiểm phương tiện chi trả, nhưng nếu chết người, ai là người chịu trách nhiệm?
Còn theo luật sư Ngọc Anh (VPLS Quốc Thái): Có thông tin cho rằng, nếu phương tiện giao thông cơ giới khi đăng kiểm mà không có đủ phương tiện PCCC theo quy định, thì cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp giấy chứng nhận. Nếu đây là sự thật thì lại thêm một điểm bất cập nữa của thông tư, trái với các quy định liên quan đến đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
Thành Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17