Quốc hội thông qua dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng trị giá gần 8,4 tỷ USD
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 19/2, Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trị giá 203.231 tỷ đồng (gần 8,4 tỷ USD).
![]() |
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. (Ảnh: QH) |
Dự án sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 2/2025, sẽ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Trong quý III/2025, sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, xây lắp. Cuối năm 2025 sẽ khởi công dự án và cơ bản hoàn thành vào năm 2030.
Theo Nghị quyết, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua 9 tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 390.9 km, điểm đầu Lào Cai - điểm cuối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).
Về mức vốn, quy mô dự án là 203.231 tỷ đồng (gần 8,4 tỷ USD) là dự án trọng điểm cấp quốc gia, do Quốc hội quyết định, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nước ngoài và vốn hợp pháp khác.
Về quy mô đầu tư, dự án đầu tư mới, điện khí hóa, khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa. Tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai Mới đến ga Nam Hải Phòng tốc độ thiết kế 160 km/h, đoạn qua khu đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120 km/h, các đoạn nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80 km/h.
Về công nghệ, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực tập trung cho tàu khách và tàu hàng; hệ thống thông tin, tín hiệu tương đương với hệ thống đang sử dụng tại một số tuyến đường sắt vận chuyển chung hành khách và hàng hóa trong khu vực.
![]() |
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: QH) |
Phương án thiết kế, hướng tuyến được nghiên cứu, lựa chọn bảo đảm ngắn nhất, thẳng nhất có thể, sử dụng 3 loại kết cấu chính trên tuyến (trong đó: kết cấu cầu chiếm khoảng 29% chiều dài tuyến, hầm khoảng 7% và nền đất khoảng 64%) bảo đảm phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, xã hội, đất quốc phòng; hạn chế khối lượng giải phóng ma, bảo đảm kết nối thuận lợi với các tuyến đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, đường sắt kết nối Trung Quốc.
Công trình dự kiến có 18 ga (bao gồm 03 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp). Ngoài ra, để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu, dự kiến bố trí 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật. Quá trình khai thác, khi nhu cầu vận tải tăng lên sẽ nghiên cứu, nâng cấp một số trạm tác nghiệp kỹ thuật thành ga hỗn hợp và đầu tư bổ sung các ga khi có nhu cầu.
Về hiệu quả, việc đầu tư Dự án sẽ mang lại những lợi ích cho nền kinh tế: Tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đáp ứng nhu cầu vận tải, tái cơ cấu vận tải theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức; mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất; phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ; giảm ô nhiễm môi trường; giảm tai nạn giao thông và tạo công ăn việc làm.
![]() |
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: QH) |
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án sẽ tạo giá trị khoảng 4,56 tỷ USD, ước tính tạo khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và 2.500 việc làm lâu dài.
Về cơ chế đặc thù, cơ quan soạn thảo khẳng định đây là Dự án có tiến độ rất gấp, quy mô lớn, nếu thực hiện theo quy định hiện hành thì sẽ không đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.
Đồng thời, với chủ trương của Đảng về tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030 thì việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sẽ là một động lực góp phần tăng trưởng.
Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách đã được Quốc hội thông qua cho đường sắt tốc độ cao và những đặc thù của dự án, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các Đại biểu tại các phiên thảo luận Tổ, Bộ Xây dựng kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng 15 chính sách tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và bổ sung 03 chính sách mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định trận Aston Villa vs Newcastle: Khi “pháo đài” Villa Park bị thử thách

Tỷ giá USD hôm nay (18/4): Giá USD trong nước giảm, giá USD thế giới tăng nhẹ

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Nhận định Brentford vs Brighton: Cuộc chiến giành lại niềm tin
Tin khác

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Sự kiện 16/04/2025 19:55

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ
Sự kiện 16/04/2025 19:01

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11
Sự kiện 16/04/2025 17:21

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ
Sự kiện 16/04/2025 15:01

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9
Sự kiện 16/04/2025 14:51

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân
Sự kiện 16/04/2025 14:47

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm
Sự kiện 16/04/2025 12:25