Quốc hội, Hội đồng Nhân dân phải thể hiện ý nguyện của nhân dân
Khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII | |
Họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII |
Hướng tới bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp, LĐTĐ xin đăng bài viết của PGS về sinh hoạt nghị trường của QH khóa đầu tiên để nghĩ về kỳ bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp tới đây sao cho bầu ra được các đại biểu xứng đáng nhất, góp phần cho hoạt động của các cơ quan dân cử thực sự thể hiện ý nguyện của nhân.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời đã đã ban hành Sắc lệnh số 14/SL ngày 8.9.1945 về mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu QH Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để cuộc bầu cử thực sự dân chủ, để QH thực sự là cơ quan tập trung trí tuệ của mọi giai tầng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tổng tuyển cử là dịp để toàn dân chọn ra được những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo; nòi giống, tôn giáo, giai cấp, đảng phái. Hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”. Nghe theo lời hiệu triệu của Người, kết quả tại cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu QH khóa đầu tiên ngày 2.3.1946 ở 71 tỉnh, thành trong cả nước, có 89% số cử tri đi bầu và bầu được 333 đại biểu; trong đó có 57% đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau; 43% không đảng phái.
Mặc dù là QH khóa đầu tiên, hoạt động nghị trường còn chưa kinh nghiệm, nhưng tại các kỳ họp QH khóa I đã thể hiện tinh thần dân chủ một cách cao nhất. Với quan niệm QH do nhân dân lập ra thì hoạt động của QH phải thể hiện được ý nguyện của nhân dân, vì thế, trong một số phiên họp, QH đã để người dân vào cùng dự. Cụ thể vào sáng 28.10.1946, kỳ họp thứ 2 QH khóa I diễn ra tại Nhà hát Lớn và đến ngày 31.10 người dân đến dự thính kỳ họp QH đã chật kín. Tại đây, QH với đại diện nhiều thành phần đã đặt ra 88 câu hỏi chất vấn các thành viên Chính phủ. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ trả lời một số vấn đề lớn. Ví như câu hỏi chất vấn của ĐBQH tại sao lại mang vấn đề Quốc kỳ ra thảo luận tại QH? Hồ Chủ tịch trả lời: “Chính phủ không bao giờ dám thay đổi, chỉ vài người trong Chính phủ đề nghị việc ấy, nên Chính phủ phải đưa lên để Thường trực QH xem xét. Bây giờ, trừ phi 25 triệu đồng bào yêu cầu, còn không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó”. Người nhấn mạnh trước các đại biểu QH, người dân tham gia dự thính: “Nếu trong Chính phủ có những người khác lầm lỡ thì lỗi ấy tôi xin chịu, xin gánh và xin lỗi đồng bào” và tiếng vỗ tay vang lên rất dài đến tận khi Người về chỗ.
Buổi họp QH ngày 31.10.1946 kéo dài đến tận khuya, sau khi Hồ Chủ tịch và các thành viên Chính phủ trả lời các câu hỏi chất vấn, gần 12 giờ đêm, Hồ Chủ tịch tuyên bố thay mặt Chính phủ hiện thời xin từ chức, trao quyền lại cho QH để QH theo nguyên tắc dân chủ bầu ra Chính phủ mới. Tại đây, với sự tín nhiệm rất cao, QH đã ủy nhiệm cho Hồ Chí Minh đứng ra thành lập Chính phủ mới theo nguyên tắc dân chủ, đoàn kết và tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái. Hồ Chủ tịch lại lên diễn đàn, Người nói: “Lần này là lần thứ hai QH giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa. Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ QH ủy cho tôi hay cho ai cũng phải gắng mà làm. Tôi xin nhận”. Rồi Hồ Chủ tịch tiếp lời: “Tôi xin tuyên bố trước QH, trước Quốc dân, trước thế giới; Hồ Chí Minh không phải kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan, phát tài. Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái. Tôi xin tuyên bố trước QH, trước Quốc dân, trước thế giới rằng, tôi chỉ có một đảng: Đảng Việt Nam”. Và Người nhấn mạnh: “Chính phủ sau đây phải là Chính phủ liêm khiết”. Buổi họp kết thúc vào lúc 1 giờ sáng hôm sau. Đến ngày 3.11.1946 Chính phủ mới do Hồ Chí Minh đứng đầu ra mắt QH. Mặc dù còn non trẻ, song Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu đã hoàn thành sứ mệnh của mình trước dân tộc.
Kể từ cuộc Tổng tuyển cử bầu QH khóa đầu tiên đến nay đã tròn 70 năm. Hiện cả nước đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và ĐBHĐND các cấp, là người nhiều năm nghiên cứu về QH, tôi mong rằng kỳ bầu cử tới đây không chỉ bầu ra được những người có đủ đức, tài vào QH, HĐND các cấp, mà quan trọng hơn, chúng ta hơn lúc nào hết phải thấm nhuần kinh nghiệm, tư tưởng của QH khóa I, sao cho để khi QH khóa tới đi vào hoạt động, sẽ thành lập nên được một Chính phủ thực sự liêm khiết, đủ tài, đủ đức điều hành đất nước gặt hái được những thành công. Qua việc đưa ra những ví dụ cụ thể tại kỳ họp thứ 2 QH khóa I mong rằng, trong sinh hoạt nghị trường, hoạt động của HĐND các cấp phải tiếp tục lấy dân chủ làm đầu; phải thực sự đưa ra các quyết định sáng suốt dựa trên ý nguyện của nhân dân. Đặc biệt, trong thành lập bộ máy hành pháp cần chú trọng đến những người hiền tài, miễn người đó có đức và hết lòng phụng sự Tổ quốc.
Ý kiến cử tri Ông Dương Ngọc Thỏa (Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương, quận Hà Đông): Trong công tác chuẩn bị bầu cử, UBND phường Phú Lương triển khai rất bài bản, kỹ lưỡng, đúng pháp luật và đúng thời gian quy định. Dịp này, UBND phường Phú Lương luôn chú trọng công tác tuyên truyền như: Tuyên truyền trên loa truyền thanh của phường, của tổ dân phố, panô, áp-phích và lồng ghép trong các chương trình văn nghệ... Tôi tin rằng, các đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 được bầu sẽ là những người có đủ sức khỏe, trí tuệ, năng lực và đó là những người dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước cử tri và trước pháp luật. Ông Hoàng Văn Nhanh (Gần 30 năm tuổi Đảng - Bệnh viện 103): Những người đã được lựa chọn là đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri, thì sẽ phải là người đảm đương được trách nhiệm lớn lao đó. Vì vậy, tôi thường xem xét rất kỹ về tiểu sử và những gì người đó đã và đang làm được để quyết định bầu. Theo tôi, dù các ứng viên ở bất kỳ cương vị nào, cũng cần chọn được người có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe và tầm hiểu biết rộng. Bởi, khi gánh trên vai trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, thì người đó không những phải làm “tròn” trách nhiệm và phải làm tốt hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của nhân dân. Thu Trang (ghi) |
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17