-->

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố” của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, ngày 19/6, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí Hà Nội: Tiếp xúc cử tri chuyên đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội: Vẫn còn tâm lý sính bằng cấp trong một bộ phận người dân

Tại Hội nghị, đa số cử tri Thủ đô Hà Nội bày tỏ đồng tình với việc thời gian qua, Thành phố rất quan tâm đến công tác đào tạo, giải quyết việc làm, song thực tiễn vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, vẫn cần thêm những chính sách phù hợp với từng đối tượng, ngành nghề.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Cử tri các quận: Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm đề nghị, Thành phố cần có giải pháp để giúp người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập; đào tạo nghề cho người khuyết tật để họ tự hào với sự vươn lên phấn đấu của mình; có ưu đãi đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho các đối tượng là đoàn viên, thanh niên.

Bà Phạm Thị Vinh (phường Văn Chương, quận Đống Đa) bày tỏ, nhiều người chấp hành xong án phạt tù, khi hòa nhập cuộc sống vẫn có tình trạng bị kỳ thị, phân biệt đối xử, do đó, cần phải có giải pháp hữu hiệu để giúp họ tái hoà nhập, cũng là không để lãng phí nguồn lao động. Còn ông Lê Văn Vui (phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đề nghị, cần xem xét thời gian đào tạo cho đối tượng là người khuyết tật, đồng thời có khung đào tạo riêng với từng đối tượng khuyết tật.

Trong khi đó, cử tri các huyện: Thường Tín, Gia Lâm, Thạch Thất, Phú Xuyên… đề nghị, Thành phố tăng kinh phí đào tạo, tập huấn an toàn lao động, nhất là ở các làng nghề truyền thống; cần đổi mới chương trình đào tạo nghề gắn với vị trí việc làm trong các doanh nghiệp; xem xét tăng mức hỗ trợ cho đối tượng được đào tạo nghề ở các địa phương.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
Quang cảnh Hội nghị.

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng (cử tri huyện Thường Tín), hiện nay trên địa bàn huyện có 81 làng nghề, 11 cụm công nghiệp, khoảng 40 nghìn lao động… Hằng năm huyện đều có đào tạo, tập huấn cho lao động trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. “Đề nghị Thành phố tăng cường kinh phí đào tạo, tập huấn an toàn lao động và tiếp tục quan tâm tới chính sách xã hội cho người lao động”, ông Thắng kiến nghị.

Cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề, đại diện các trường đào tạo nghề của thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố cho rằng, các doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, nhiều ngành nghề có nhu cầu lao động cao nhưng tuyển dụng đạt tỷ lệ thấp; nhiều ngành nghề về năng lượng thông minh, tái tạo robot không đạt tỷ lệ tuyển dụng tại Hà Nội, phải tìm nguồn nhân lực từ các tỉnh.

Trên cơ sở thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ, Hà Nội cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách đối với các ngành nghề mới, chất lượng cao.

Ngoài ra, Thành phố cần phân luồng tốt học sinh, để bảo đảm với ngành nghề chất lượng cao, thì học sinh phải có chất lượng tương ứng...

Đặc biệt, để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cần có đội ngũ giáo viên, hệ thống trường chất lượng, vì thế, cần đầu tư vật chất cho các trường đào tạo nghề để bắt kịp nhu cầu xã hội.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại Hội nghị.

Đáng chú ý, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Quang Hưng chia sẻ, ngành Công nghiệp bán dẫn hiện đang phát triển nhanh, được Chính phủ ưu tiên phát triển; tương lai ngành trí tuệ nhân tạo có khả năng thay các ngành lao động chân tay, máy móc. “Trong bối cảnh đó, nhiều ngành đào tạo sẽ có sự thay đổi về mặt nhu cầu của thị trường lao động. Thành phố chuẩn bị như thế nào, đặc biệt về nguồn nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh với thị trường lớn hơn?”, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội nêu vấn đề.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã tiếp thu các kiến nghị của cử tri và khẳng định, thời gian tới, UBND Thành phố sẽ đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của xã hội, nhân dân về công tác giáo dục nghề nghiệp, tránh tâm lý coi trọng bằng cấp.

Bà Vũ Thu Hà nhấn mạnh, trách nhiệm đào tạo nghề và giải quyết việc làm là của cả xã hội, của các cấp, các ngành và chính người lao động. Trong đó, bản thân người lao động phải nhận thức đúng, tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ. Còn trách nhiệm dẫn dắt, định hướng, đưa ra giải pháp, lộ trình là của chính quyền các cấp.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội nghị.

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ xác định đào tạo ngành nghề mũi nhọn đáp ứng xu thế phát triển của Thủ đô; xây dựng lộ trình phát triển các trường nghề; đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho các trường nghề công lập, quan tâm xứng đáng qua việc hỗ trợ chính sách đặc thù. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ có cơ chế, chính sách đặc thù cho các đối tượng khuyết tật, thanh niên, người chấp hành xong án phạt tù…

Bà Vũ Thu Hà cho biết, sau khi Luật Thủ đô sửa đổi được thông qua, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành tham mưu các dự thảo nghị quyết trình HĐND Thành phố để thực hiện các danh mục chính sách liên quan đến lĩnh vực này.

Đối với đào tạo lao động chất lượng cao, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, thay đổi phương thức đào tạo; đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm… để đáp ứng xu thế hiện nay.

Kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá cao 30 điểm cầu và nhiều quận, huyện kết nối đến cấp xã với trên 1.700 đại biểu tham dự tiếp xúc cử tri chuyên đề này.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
Cử tri quận Tây Hồ nêu kiến nghị tại điểm cầu trực tuyến.

Ghi nhận 64 ý kiến trực tiếp tại hội nghị và gián tiếp trên Trang thông tin điện tử của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với 7 nhóm vấn đề, Chủ tịch HĐND Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố tổng hợp, phân rõ nhóm vấn đề, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời và giám sát, đôn đốc.

Theo Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, thời gian qua, Thành phố đã có nhiều chỉ đạo bằng nghị quyết, chương trình công tác, tiêu biểu là Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025.

Nhấn mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, khi triển khai thực hiện cần quan tâm về giải pháp, lộ trình; các kế hoạch triển khai phải khoa học, thực chất, hiệu quả, trong đó cần có giải pháp căn cơ, đảm bảo cung - cầu hợp lý; đánh giá kỹ lĩnh vực nào cần để đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển, đời sống; chú trọng đưa các nghị quyết của HĐND Thành phố vào đời sống.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 do Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng và Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao quận phối hợp tổ chức đang diễn ra sôi nổi tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.

Tin khác

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Xem thêm
Phiên bản di động