--> -->

Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí

Theo báo cáo giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đoàn giám sát Quốc hội, giai đoạn 2016 - 2021 có 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí. Trong đó, năm 2016 là 590 dự án; năm 2017 là 840 dự án; năm 2018 là 422 dự án; năm 2019 là 125 dự án; năm 2020 là 923 dự án; năm 2021 là 185 dự án.
“Mở rộng cánh cửa” cho ngành dầu khí Việt Nam Đại biểu Quốc hội: Minh bạch, rõ ràng giúp công chức yên tâm làm việc Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 31/10, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Theo báo cáo, một số dự án đầu tư công có sai phạm, phải xử lý hình sự. Trong số 1.086 trường hợp đã đưa ra xét xử gây thất thoát, lãng phí khoảng 31.795,2 tỉ đồng. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng “điểm danh” nhiều địa phương có số dự án phát hiện thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án, năm 2020 có 864 dự án; Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án; Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,...

Báo cáo còn chỉ rõ, các bộ, ngành, địa phương cơ bản không báo cáo công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư hoặc không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là danh mục công trình, dự án đã nghiệm thu nhưng không phát huy hiệu quả đầu tư, lãng phí, thất thoát.

“Qua giám sát số liệu báo cáo không đầy đủ đã có chi tiết danh mục hàng nghìn dự án chậm tiến độ, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thậm chí bỏ hoang, gây lãng phí nhưng chưa được các cơ quan chức năng xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện dự án”, báo cáo nêu.

Theo báo cáo, tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A còn chậm, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, là gánh nặng tác động tiêu cực đời sống xã hội, phá vỡ các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ một địa phương mà còn cả khu vực, cả nước.

Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Dẫn chứng Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo nêu: Một số dự án thuộc diện quan trọng quốc gia quyết định đầu tư từ nhiều nhiệm kỳ trước đây chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư lên gấp nhiều lần, thực hiện chưa đúng quy định, gây bức xúc dư luận.

Cụ thể, dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên, được phê duyệt năm 2008, qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành (dự kiến năm 2028 mới kết thúc dự án), đội vốn quá lớn từ 17.387 tỉ đồng lên 43.757 tỉ đồng (tăng 2,5 lần).

Dự án dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành - Tham Lương, được phê duyệt tháng 10.2010 song theo báo cáo của thành phố Hồ Chí Minh thì thời gian hoàn thành thi công đưa vào khai thác dự kiến phải đến năm 2030. Theo đoàn giám sát, đây cũng tiếp tục là dự án đội vốn rất lớn. Tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 tỉ đồng vào 2010, đến 2018 là 47.891,28 tỉ đồng (tăng 1,8 lần).

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh có 2 dự án dừng thực hiện, gồm: Dự án Xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch và dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, phường An Phú, Quận 2 song chưa đánh giá kỹ nguyên nhân chậm tiến độ, các vướng mắc phát sinh, lý do và phương án xử lý.

Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quốc hội)

Đối với thành phố Hà Nội, đoàn giám sát cũng nêu rõ, nhiều dự án lớn, nhất là các tuyến đường sắt đô thị cũng ở tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chưa rõ thời hạn hoàn thành như dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (tổng mức đầu tư 32.910 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ 2008 - 2022); dự án tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỉ đồng lên 35.678,632 tỉ đồng (tăng 1,8 lần); dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP.Hà Nội (tổng mức đầu tư hơn16.293 tỉ đồng, thời gian thực hiện 2013 - 2021)…

Theo đoàn giám sát Quốc hội, ngoài các dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, còn có những dự án nhóm A đã hoàn thành, đưa vào hoạt động nhưng kém hiệu quả như: Dự án Bảo tàng Hà Nội; tuyến xe buýt nhanh (BRT) Cát Linh - Hà Đông...

“Các loại dự án trên là những điển hình của việc thất thoát, lãng phí, xảy ra trong thời gian dài, nhưng chậm được các cấp có thẩm quyền khắc phục, xử lý. Đối với các dự án ODA, việc chậm tiến độ, kém hiệu quả ngoài thất thoát, lãng phí, còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia”, Đoàn giám sát đánh giá.

Quốc hội “điểm danh” nhiều địa phương có dự án thất thoát, lãng phí
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu. (Ảnh: Quốc hội)

Trong kiến nghị, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2021 có thất thoát, lãng phí.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng kiến nghị xử lý các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí, trước mắt là 52 dự án, cụm dự án đầu tư công và sử dụng vốn nhà nước khác không hiệu quả; 21 dự án, chuỗi dự án trọng điểm lĩnh vực dầu khí, điện, than chậm tiến độ; 18 dự án đất đai hoang hóa, lãng phí, có khó khăn vướng mắc; 908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích lên tới 30.000 ha.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.

Tin khác

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Sáng 24/7, Trung đoàn Không quân 916 (Sư đoàn Không quân 371) đã nhanh chóng triển khai tổ bay mang theo các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và hàng hóa vào miền Trung thực hiện nhiệm vụ chống lũ.
Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Xây dựng phường Thanh Xuân phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

Xây dựng phường Thanh Xuân phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

Ngày 23/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Thanh Xuân lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra tại Hội trường lớn trụ sở Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động