-->

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân

Công nhân là lực lượng có vị trí ngày càng quan trọng, có những đặc điểm đặc thù so với các đối tượng khác, tuy nhiên quy định hiện hành lại chưa có chế định riêng về nhà ở phù hợp với đối tượng này, hoặc chỉ là những quy định nằm rải rác trong một số văn bản liên quan và còn có những bất cập.
Chủ đầu tư nhà ở xã hội muốn chọn hình thức thực hiện nghĩa vụ Hà Nội có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung lên tới 200-300 ha

Đây là phát biểu của đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn Bắc Giang) tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 28/10 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Thu hút các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở cho công nhân thuê

Theo đại biểu, có thể khẳng định năm 2022 mặc dù chịu nhiều sức ép lớn, khó khăn chồng chất khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Trung ương, sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đạt được kết quả khá toàn diện.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn Bắc Giang). (ảnh: Quốc hội)

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 cũng còn có những khó khăn, trong đó bộc lộ một vấn đề lớn rất cần được quan tâm là nhà ở cho công nhân còn thiếu trầm trọng, nguồn cung chưa thể đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.

Từ thực tiễn địa phương, đại biểu Trần Văn Tuấn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân.

Đại biểu nhấn mạnh, công nhân là lực lượng có vị trí ngày càng quan trọng, có những đặc điểm đặc thù so với các đối tượng khác, tuy nhiên quy định hiện hành lại chưa có chế định riêng về nhà ở phù hợp với đối tượng này, hoặc chỉ là những quy định nằm rải rác trong một số văn bản liên quan và còn có những bất cập.

Đại biểu dẫn ví dụ như Luật Nhà ở năm 2014 đã xác định rõ người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Tại Nghị định số 100/2015/CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2021/CP, quy định một trong những điều kiện được hưởng chính sách này là chưa có nhà thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống và học tập.

“Quy định này không hợp lý, vì thực tế nhiều công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thuộc đối tượng gia đình hộ nghèo, thu nhập thấp, mặc dù họ đã có nhà ở, đất ở nhưng là nhà ở, đất ở ở quê, ở cùng bố mẹ, anh chị em, do điều kiện đi làm xa hoặc chỗ ở chật chội nên rất cần được xem xét giải quyết hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Đó là một trong những vướng mắc, bất cập đòi hỏi cần phải có sự tách bạch, có chế định riêng về nhà ở cho công nhân”, đại biểu Trần Văn Tuấn nêu rõ.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân
Toàn cảnh phiên thảo luận (ảnh: Quốc hội)

Đồng thời, đại biểu đoàn Bắc Giang cũng đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Theo đại biểu, để hoàn thành mục tiêu trong giai đoạn 2021-2030 đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp, đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn và chắc chắn cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia.

Từ thực tiễn của Bắc Giang, đại biểu cho biết, hiện nay địa phương đang có khoảng 5.100 công trình nhà ở do các hộ gia đình, cá nhân xây dựng đủ tiêu chuẩn và đáp ứng cho khoảng 66.000 công nhân thuê. Theo tính toán của tỉnh đến năm 2025, nếu số dự án xây dựng nhà ở đáp ứng được một nửa số công nhân có nhu cầu thì Bắc Giang vẫn cần phải tiếp tục khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở để đáp ứng cho công nhân thuê với số lượng khoảng 180.000 lao động.

“Qua việc này cho thấy vị trí, vai trò của các hộ gia đình, của các cá nhân trong đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân rất quan trọng. Do đó, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp tục cụ thể hóa, triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đã được quy định tại Luật Nhà ở, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các hộ gia đình, các cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.

Chú trọng triển khai cơ chế các hộ gia đình, cá nhân được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê”, đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị.

Ưu tiên cho người lao động chưa có nhà ở

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị cần có ngay Nghị quyết cải cách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công nhân, viên chức theo nguyên tắc tăng lương, thu nhập phải đủ để người lao động tái sản xuất, mở rộng sức lao động và chăm lo một phần cho gia đình.

Cần có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh). (ảnh: Quốc hội)

“Xin lưu ý là mức sống tối thiểu ngày nay không chỉ là ngày 3 bữa cơm và một 1 năm 2 bộ quần áo như thời bao cấp. Trước mắt để nguồn lực không bị quá tải, những đối tượng thu nhập thấp nhất không đủ cho mức sống tối thiểu cần được tăng lương ngay lập tức từ 1/1/2023 và đề nghị ưu tiên quan tâm đến 2 ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu hay trợ cấp, thu nhập thấp.

Các đối tượng thu nhập cao hơn thì tăng chậm và ít hơn để chia sẻ khó khăn chung và tiến tới ban hành Luật Về lương tối thiểu. Nếu không có biện pháp này thì việc vượt thu ngân sách 202.000 tỷ đồng hay là tăng GDP bình quân đầu người từ 3.900 lên 4.075 USD cũng như các thành tích khác của năm 2022 sẽ không có nhiều ý nghĩa với người dân”, đại biểu nói.

Cùng với việc hỗ trợ phục hồi kinh tế và tăng lương, tăng thu nhập, đại biểu cũng đề nghị đẩy mạnh kiềm chế lạm phát và nghiêm trị các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, lừa đảo, lũng đoạn thị trường, đồng thời kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tài sản công.

Đồng thời, đại biểu đoàn thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị có chủ trương, chính sách khuyến khích xây và bán, trả góp, cho thuê, mua nhà ở cho người thu nhập thấp, trước mắt ưu tiên cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức chưa có nhà ở, qua đó bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nền kinh tế và khu vực công.

Cùng quan tâm đến chính sách nhà ở, đại biểu Trần Anh Tuấn (Đoàn TP Hồ Chí Minh) kiến nghị bổ sung thêm chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, để phục vụ nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người lao động ở trong các khu chế xuất, khu công nghiệp. năm 2045.

“Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội bắt buộc đưa vào hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế 5 năm, hàng năm của cả nước và tỉnh. Xin kiến nghị để thực hiện chỉ tiêu này, Chính phủ nên cân đối bố trí nguồn lực để thực hiện”, đại biểu nói.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Chúng ta không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 (khóa XIII), sáng 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.
Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Tại một số doanh nghiệp, giá vàng miếng và vàng nhẫn đã lên mức kỷ lục 111 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII). Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị.

Tin khác

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát, cập nhật các dự án, công trình để tổ chức lễ khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Chuyển đổi số và lợi thế vốn là chìa khóa để doanh nghiệp Nhà nước bứt tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.
Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ban Bí thư chỉ định ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 - 2025

Ông Trần Quang Lâm, 52 tuổi, Giám đốc Sở Giao thông công chánh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Chi tiết diện tích và quy mô dân số của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150, hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ban hành Kế hoạch số 47-KH/BCĐ về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động