-->
Tháo “nút thắt” để phát triển hạ tầng đường sắt

Quan trọng là khơi thông nguồn lực

(LĐTĐ) Sau 130 năm kế thừa “nguyên vẹn” hệ thống kết cấu hạ tầng, ngành đường sắt đang từ chỗ chiếm lĩnh khoảng 30% thị phần vận tải thì nay giảm dần còn dưới 1% thị phần. Đáng nói, sự “hụt hơi” của đường sắt so với các loại hình vận tải khác, bên cạnh nguyên nhân như thiếu hành lang pháp lý, cơ chế đồng bộ để đầu tư, phát triển… thì nút thắt quan trọng nhất là khơi thông nguồn lực vẫn chưa được quan tâm. 
quan trong la khoi thong nguon luc Hạ tầng đường sắt “già nua”: Giải pháp nào để thu hút vốn?
quan trong la khoi thong nguon luc Lời xin lỗi của Bộ trưởng và 100 năm tụt hậu
quan trong la khoi thong nguon luc Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Còn nhiều “nút thắt”

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống đường sắt nước ta hình thành từ thế kỷ trước và là loại hình vận tải được đầu tư phát triển “top” sớm nhất trong khu vực. Đáng nói, dù có nền tảng sớm song mạng lưới vận tải đường sắt lại có xu hướng phát triển chậm, cho đến nay không xây dựng thêm được những tuyến mới để kết nối các vùng miền khác, vẫn tập trung ở trục Bắc - Nam.

quan trong la khoi thong nguon luc
Để ngành vận tải đường sắt phát triển thì cần nhìn nhận rõ những hạn chế để khơi thông nguồn lực. Ảnh: Giang Nam

Do không được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt đang ngày càng bộc lộ hạn chế, bất cập. Minh chứng dễ thấy, hiện toàn tuyến đường sắt có 1.852 cầu nhưng có gần một nửa xuống cấp, chưa được đầu tư; có 39 hầm thì 22 hầm cần được cải tạo. Tải trọng cầu đường trên tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều dẫn tới khả năng vận chuyển toàn tuyến bị giảm sút.

Bên cạnh đó, đường sắt vận hành chủ yếu trên khổ đường 1m, chiếm 85% hệ thống đường sắt cả nước. Toàn tuyến có 297 nhà ga nhưng phần lớn quy mô nhỏ, hạ tầng cũ. Thị phần vận tải đường sắt cả hàng hóa và hành khách hiện chỉ còn dưới 2%.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông: Chúng ta phải khai thác tốt nhất những gì đang có và bố trí nguồn lực cũng cho khai thác, rồi mới xây dựng các tuyến ưu tiên tiếp. Ngay cả những tuyến hiện hữu, chúng ta cũng phải đầu tư kết nối để tốt hơn, làm quy hoạch tốt về đầu mối hàng hóa.

Do cách phân bổ khu công nghiệp của ta rất phân tán, không tập trung được mối hàng hóa nên phải giải quyết nút thắt từ việc tổ chức khai thác, cho đến liên kết khai thác, hoạch định quy hoạch là làm những kết nối vào cảng hoặc trung tâm Logistics thì mới phát huy được ưu thế của đường sắt.

Đường sắt của Việt Nam không phải riêng vận tải hàng hóa, ta phải xác định từ đường sắt ta có thể kết nối ra quốc tế. Hiện nay, chúng tôi đang đầu tư trọng tâm, trọng điểm như tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, tập trung đồng bộ về tải trọng của cầu, sửa chữa, nâng cấp… Bên cạnh đó, phải có đột phá về bố trí nguồn lực để làm các tuyến lên các trung tâm hoặc kết nối quốc tế, lúc đó thì thị phần vận tải mới hài hòa được giữa các phương thức vận tải.

Bàn sâu về vấn đề này, theo ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, khó khăn của ngành đường sắt một phần do kinh phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên từ ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng 30-40%. Cứ trình lên 1.000 hạng mục thì bỏ lại 600 hạng mục, mỗi năm tích tụ lại như vậy, đến nay đường sắt trở thành một “thân thể già nua”...

Về sự thụt giảm thị phần vận tải đường sắt, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng có hai nhóm nguyên nhân chính: Thứ nhất nhà nước chưa có tầm nhìn chiến lược về quy hoạch đường sắt, trên cơ sở nền tảng mà đường sắt để lại.

Cụ thể, chúng ta chưa chú trọng đầu tư đường sắt, nên xếp theo hướng ưu tiên đầu tư cái gì trước, cái gì sau. Nguyên nhân thứ hai là, khi bước vào cơ chế thị trường bên cạnh những mặt đạt được thì ngành đường sắt chưa nhận thấy những thách thức, chưa tự đổi mới về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động để thích nghi với sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường và vẫn trông chờ vào đầu tư của Nhà nước.

Giải pháp nào tháo gỡ?

Khách quan nhìn nhận, thời gian qua Bộ Giao thông Vận tải đã chú trọng dành vốn đầu tư hơn cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển thực tế thì vẫn chưa thể đáp ứng. Chẳng hạn, theo thống kê, giai đoạn 2011 - 2015 nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương bố trí để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt chỉ chiếm 4,44% toàn ngành giao thông vận tải, con số này tăng lên thành 11,9% trong giai đoạn 2016 - 2020. Song đầu tư cho đường sắt thường gấp 3-4 lần so với đường bộ. Ví dụ, 1 km đường sắt khổ 1.435mm thông thường gấp 4 lần đường bộ cấp 3, đường sắt cao tốc gấp 4 lần đường bộ cao tốc.

Chia sẻ thêm về điều này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, nhiều năm qua, Nhà nước đã khuyến khích, kêu gọi đầu tư vào đường sắt, tuy nhiên, nhà đầu tư chưa mặn mà. Ngoài ra, khi đầu tư và phát triển, Bộ phải hài hòa các loại hình vận tải, không chỉ dựa vào cơ cấu vận tải đường sắt hiện tại để tính toán đầu tư cho lĩnh vực này.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, nếu không có sự kiên định, bảo vệ của Nhà nước thì rất khó kêu gọi đầu tư. Đầu tư cho đường sắt phải đồng bộ từ hạ tầng đến phương tiện, điều hành trong khi suất đầu tư lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài.

Nhà nước phải đầu tư hạ tầng, một số hạng mục như nhà ga có thể kêu gọi tư nhân khai thác, cục bộ một số tuyến đường sắt đô thị có thể kêu gọi tư nhân đầu tư bằng cách phát triển đô thị gần đó hoặc hỗ trợ. Nhà nước cũng có thể giao cho tư nhân khai thác hạ tầng bằng cách nhượng quyền.

Gỡ “nút thắt” để phát triển hạ tầng đường sắt, không ít ý kiến cho rằng, ngoài phẫn hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước thì cần phải xây dựng một cơ chế để xã hội hoá. Hiện nay giao thông đường bộ, hàng không được đầu tư rất lớn, đường sắt muốn được như vậy cần phải bàn thêm cơ chế, chính sách nào thu hút đầu tư tư nhân để họ tham gia vào. Để phát triển đường sắt, ta phải đi trước tập trung vào đầu tư công nghệ, cơ khí của đóng toa tàu toa xe, sản xuất đường ray, đường tàu đồng bộ với toa xe toa tàu…

Rõ ràng, đường sắt là một loại hình phương tiện vận tải rất quan trọng đối với nền kinh tế. Loại hình vận tải này cũng được xem là trục “xương sống” chạy dọc đất nước. Phát triển đường sắt không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về an ninh quốc phòng…

Bởi vậy, bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, về mặt lâu dài, ngành Đường sắt phải tính đến những phương án là dựa vào giá trị kinh doanh cốt lõi của mình, đó chính là vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và tương lai phát triển ngành Đường sắt phải dựa vào những giá trị cốt lõi ấy.

Ngành Đường sắt đang sở hữu trung bình cứ 1km có 1,85 đường ngang giao cắt và 0,5km có một đường ngang. Ngoài việc tồn tại nhiều đường ngang, hệ thống cảnh báo an toàn cũng chưa đầy đủ, hiện đại, kết hợp với ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt… tất cả những nguyên nhân này khiến tai nạn của ngành Đường sắt gia tăng thời gian gần đây.

Để giải quyết vấn đề này, tại Tọa đàm: “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: Nút thắt và giải pháp”, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, đối với giải pháp ngành Đường sắt cần quan tâm, chú ý và có những giải pháp tích cực, đặc biệt là hệ thống biển báo. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông, những điểm đen phải đầu tư bằng các đường gom, các đường giao thông đi qua để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân…

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.
Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

(LĐTĐ) Ngày 3/2, đại diện Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt một tài xế có hành vi cho cả gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Ất Tỵ 2025”.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm kêu gọi nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, chung tay góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.
Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin khác

Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Xử lý một gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

(LĐTĐ) Ngày 3/2, đại diện Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt một tài xế có hành vi cho cả gia đình trải chiếu ngồi ăn cơm trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 2/2, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, người dân ở các tỉnh quay trở lại Hà Nội học tập và làm việc. Tuy nhiên, tình hình giao thông trong nội đô và các cửa ngõ Thủ đô không xảy ra tắc nghẽn nghiêm trọng như các năm trước.
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong

(LĐTĐ) Chiều 2/2, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông tin về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25/1 - 2/2/2025).
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Sáng 2/2, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 1/2 (từ 26 tháng Chạp đến mùng 4 Tết Ất Tỵ), toàn Thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương. So sánh với 9 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người tử vong, giảm 31 người bị thương. So sánh 9 ngày liền kề giảm 13 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 7 bị thương...
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là tình trạng dừng, đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định, tình trạng nhồi nhét khách...
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu

(LĐTĐ) Năm 2025, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ GTVT, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố giao hằng năm. Đặc biệt, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng đạt tỷ lệ đảm nhiệm 20% nhu cầu đi lại của người dân.
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người

(LĐTĐ) Chiều 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người, bị thương 45 người. So với ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn năm 2024, giảm 21 vụ, giảm 6 người chết, giảm 20 người bị thương.
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin phương án di chuyển mới nhất tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. Theo đó, đây là nút giao thông nhiều tầng nhất Hà Nội hiện nay với lưu lượng phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Xem thêm
Phiên bản di động