Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Cần siêu bộ hay đa bộ?
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp | |
Quản lý vốn nhà nước: Gom về một mối vẫn dễ quản hơn |
Băn khoăn cơ chế quản lý
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), Nhà nước đang đầu tư một khối lượng rất lớn vốn và tài sản sở hữu toàn dân vào sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng 781 DN 100% sở hữu Nhà nước năm 2014 thì tổng tài sản đã hơn 3,1 triệu tỉ đồng. Nếu tính toàn bộ các doanh nghiệp có 100% và trên 50% sở hữu Nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến 5,4 triệu tỉ đồng. Số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đã và đang bị thất thoát, tham nhũng, tiêu cực… mà nguyên nhân chính là do công tác quản lý, giám sát của chủ sở hữu không tốt, không rõ trách nhiệm.
Ngành dầu khí hiện vốn chủ sở hữu Nhà nước rất lớn. |
Bàn về cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách, tại Hội thảo tạo lập cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do CIEM tổ chức, ông Wiliam P.Mako - cố vấn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) - cho rằng, có lý do để lo ngại là cơ cấu tổ chức như dự thảo là cồng kềnh lãng phí, hoặc tệ hơn, có thể trở thành bộ máy quan liêu can thiệp vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Theo chuyên gia này, Chính phủ có thể nghiên cứu tổ chức cơ quan chuyên trách thành các nhóm nhỏ gồm 3 người (một người chính, một người dự bị và một trợ lý nghiên cứu). Mỗi nhóm như vậy phụ trách 1-3 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Như vậy, có thể chỉ cần 16 nhóm là đủ quản lý số vốn khổng lồ tài chính của Nhà nước tại các DNNN như đề cập ở trên. Vị này chia ra các nhóm phụ trách các phân ngành kinh tế như sau: 2 nhóm phụ trách ngành thực phẩm, bia và nước giải khát; 1 nhóm phụ trách ngành giấy, lâm nghiệp; 1 nhóm ngành thuốc lá, dược phẩm; 2 nhóm viễn thông; 1 nhóm cho hàng không và 1 nhóm cho vận tải… “Việt Nam có thể tham khảo các mô hình đã được triển khai trên thế giới để lựa chọn mô hình phù hợp cho mình” - ông Wiliam P.Mako cho hay.
Cùng chung quan điểm này, ông Dag Detter - cũng là cố vấn của WB - cho rằng, khối tài sản thương mại của Nhà nước cần được quản lý bằng chuyên môn, tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường đúng như khối tư nhân. Vai trò của các chính khách ở đây là để “rung chuông” cảnh báo và đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của cơ quan chuyên trách này chứ không phải xử.
“Quản lý tốt tài sản thương mại nhà nước có thể giúp thực hiện mục tiêu hiện đại hóa của Việt Nam. Việc quản lý này phải mang tính chuyên nghiệp, tách khỏi những vấn đề mang tính chính trị, giống như một trọng tài phải hoạt động hoàn toàn độc lập và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, tách biệt khỏi người chơi bóng. Có như vậy mới làm người dân tin tưởng về sự khách quan trong quản lý tài sản công và có cơ sở để so sánh về tính hiệu quả” - ông Dag Detter bình luận.
Chấm dứt việc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”
Thực tế, việc thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước là câu chuyện đã được bàn từ hàng chục năm trước, nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta không thể để tài sản công tiếp tục thất thoát gây lãng phí như vậy mà nên biến nó thành động năng tăng trưởng. Cải cách là điều cần thiết, tuy nhiên nói thì dễ, làm rất khó.
“Nếu cứ để như hiện nay, DNNN sẽ thất bại. Và chỉ chăm chăm bán cổ phần, tài sản của DNNN để bỏ vào ngân sách dùng để chi thường xuyên thì chỉ 5 năm nữa sẽ mất khu vực DNNN”- ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh |
“Nếu cứ để như hiện nay, DNNN sẽ thất bại. Và chỉ chăm chăm bán cổ phần, tài sản của DNNN để bỏ vào ngân sách dùng để chi thường xuyên thì chỉ 5 năm nữa sẽ mất khu vực DNNN”- ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh. Cũng theo ông Nguyễn Đình Cung, việc một bộ vừa quản lý ngành lại vừa ban hành chính sách vừa chủ sở hữu doanh nghiệp thuộc ngành đó khiến xung đột thị trường và lợi ích, các chính sách điều tiết thiên về hướng có tính ưu tiên, ưu đãi cho ngành của mình. Việc làm này khiến thị trường méo mó, bất bình đẳng, không cạnh tranh. Nguy hại hơn là khiến phân bố nguồn lực cũng méo mó, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển dưới tiềm năng…
Thực tế, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc thực hiện quyền sở hữu, quản lý tài sản Nhà nước trong DNNN, ở các bộ đang phân tán, rời rạc. Điều này khiến vừa mất hiệu quả, hiệu lực của vốn Nhà nước, nguồn lực; đồng thời, quan trọng nhất, khi có thất thoát tài sản Nhà nước, không ai chịu trách nhiệm cuối cùng như đã đã dẫn chứng ở trên. Do đó, việc cải cách là cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta, đồng thời tránh làm phình thêm cơ cấu quản lý Nhà nước.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34