-->

Phú Túc làm giàu từ nghề đan guột

Từ loại cây guột mọc hoang dại tại các vùng rừng núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, người dân xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như rổ, rá, tủ, bàn, ghế, khung ảnh, lọ hoa, con giống…
phu tuc lam giau tu nghe dan guot Làng thuốc nam giữa lòng Hà Nội xưa
phu tuc lam giau tu nghe dan guot Đường Lâm, còn đó nét xưa

Làng Lưu Thượng (xã Phú Túc) là nơi khởi đầu nghề truyền thống đan guột từ thế kỷ XVII. Từ Lưu Thượng, nghề đan guột phát triển lan ra cả xã Phú Túc và các vùng phụ cận. Nghề sản xuất hàng xuất khẩu từ cây guột có quy mô và chiều sâu vào những năm 90 của thế kỷ trước.

Xã Phú Túc hiện có 8 làng làm nghề đan guột, với gần 7.754 lao động. Riêng ở Lưu Thượng - nơi chỉ có 400 hộ dân với trên 1.400 lao động, nhưng đã có hơn 70% số lao động tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ từ guột. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Thông (70 tuổi) thì “Trước dân làng chỉ đan sản phẩm sơ cấp như đồ gia dụng, đồ nông nghiệp, nay chúng tôi hướng đến xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ”.

phu tuc lam giau tu nghe dan guot
Sản phẩm làm từ guột của người dân Phú Túc.

Nguyên liệu guột có sự nổi bật về màu sắc tự nhiên với màu đỏ, nâu rất đẹp, mềm mại và độ bền cao. Theo kinh nghiệm, dân làng Lưu Thượng, Phú Túc thường chọn guột lấy từ các vùng Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn… - những nơi có chất lượng guột tốt hơn so với các vùng khác.

Sau khi thu mua về, các loại guột sẽ được phân loại và đem phơi ít nhất vài đợt nắng to mới đạt chất lượng về độ bền và màu sắc. Tùy việc dùng sản xuất loại hàng hóa nào mà cây guột được giữ nguyên hay chẻ ra làm 2, làm 3 hay 4 phần. Sau đó, guột được dùng đan và tạo hình cho sản phẩm.

Nhằm tạo sự đồng đều, các loại guột chọn đan có cùng màu sắc, độ dẻo, dai. Khi tạo hình xong, sản phẩm được hun qua diêm sinh, đưa nhúng qua dầu keo để màu sắc tươi và bền hơn. Sau đó, sản phẩm được đem phơi hoặc sấy khô và tiếp tục nhúng dầu keo lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 tùy theo yêu cầu đối với từng loại sản phẩm. Cuối cùng, sản phẩm được để khô kiệt rồi mới đóng kiện tiêu thụ và xuất đi trong nước, ngoài nước.

Với đặc thù 100% công đoạn làm bằng tay, nghề đan guột không cần đầu tư về thiết bị máy móc, mà chỉ cần có một lò sấy hơi, bể nhúng, sân dốc nước nhằm tận thu nước và sử dụng sân để phơi khô.

Từ guột, kết hợp với các nguyên liệu khác như cói, bẹ ngô, mây tre, bèo, bẹ chuối, cỏ lăn… các làng nghề ở Phú Túc đã tạo ra 8 loại sản phẩm khác nhau với hơn 2.000 mẫu mã. Với ưu thế nguyên liệu sản xuất từ thiên nhiên, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, bền, đẹp và giá thành hạ, sản phẩm guột Phú Túc được thị trường trong nước ưa chuộng và xuất khẩu qua 20 thị trường trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và các nước khu vực Trung Đông…

Sản xuất hàng guột xuất khẩu được chuyên môn hóa đến từng công đoạn. Có hộ gia đình chỉ chuyên đan đế, hộ chuyên đan phần thân, hộ khác chuyên phơi sấy, hun, phun bóng. Sản phẩm khi hoàn thành được thu gom về các cơ sở khác hoàn thiện, gắn nhãn mác, đóng gói xuất khẩu.

Nghề đan guột Phú Túc thu hút đông đảo người các lứa tuổi, giới tính. Trong thôn, ngoài ngõ, đâu đâu cũng thấy những vật liệu bằng guột bày la liệt. Từng dãy hàng guột, mây, tre, giang đan phơi ven đường trong sân nhà giữa những ngôi nhà chất đầy nguyên, phụ liệu. Hiện các hộ sản xuất chủ yếu làm theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp của xã Phú Túc theo hình thức nhận nguyên liệu về làm tại gia đình. Việc tham gia vào các tổ hợp sản xuất với quy mô nhỏ và vừa hay quy mô hộ gia đình khẳng định tính liên thông, liên kết của làng nghề, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sản xuất và xuất khẩu.

Lưu Thượng - nơi khởi đầu cho nghề đan guột nay đang trở thành một điểm du lịch làng nghề hấp dẫn của Hà Nội. Khu phố chợ Lưu Thượng, trung tâm xã Phú Túc chính là tâm điểm tham quan và là đầu mối giao lưu quảng bá sản phẩm nghề của 15 tổ hợp sản xuất lớn với các doanh nghiệp tên tuổi như Phú Tuân, Hồng Kỳ, Thành Công, Hiền Lương, Phú Ngọc…

Sức sống mới của làng nghề thể hiện rõ trên những con đường làng bê-tông hóa, những ngôi nhà cao tầng, nhà mái bằng hiện đại san sát. Với các sản phẩm guột gắn bó với làng nghề truyền thống hàng trăm năm, Phú Túc đang đưa làng quê nghèo trở thành vùng kinh tế hàng hóa sôi động, phong phú và sầm uất.

Nguyễn Thúy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

(LĐTĐ) Với phương châm “Đảm bảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Kết quả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đủ đầy, ấm áp, hạnh phúc.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh

Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh

(LĐTĐ) 95 mùa xuân có Đảng quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025) - vị thế đất nước ta ngày càng được khẳng định không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế. Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên, người lao động trong toàn Đảng bộ và trực thuộc EVNNPC nói riêng, cùng nhân dân cả nước nói chung, dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn giữ trọn niềm tin vào Đảng, Đảng sẽ lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.

Tin khác

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Ất Tỵ 2025”.
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm kêu gọi nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, chung tay góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Xem thêm
Phiên bản di động