-->

Phòng trọ đột ngột tăng giá, sinh viên chật vật tìm chỗ ở mới

Để có thể thuê một căn phòng bình dân, gần trường cao đẳng, đại học, nhiều sinh viên phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng.
Thấm đậm tình người từ những căn phòng trọ 0 đồng giữa Thủ đô Nhiều nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ
Phòng trọ đột ngột tăng giá, sinh viên chật vật tìm chỗ ở mới
Sinh viên thuê phòng trọ có bếp nấu ăn tập trung. Ảnh Chu Trang.

Đột ngột tăng giá

Thấm thoắt đã 4 năm ở Hà Nội, mỗi tháng, Minh Anh (SN 2001, ở Phú Thọ) mất đến 3 triệu đồng tiền thuê phòng trọ.

Căn phòng Minh Anh thuê rộng 20m2, không có cửa sổ hay ban công. Bên cạnh tiền phòng, sinh viên còn phải đóng thêm tiền điện, nước, vệ sinh... Tiền nước "đồng giá" 100.000 đồng/người, nhưng chủ nhà trọ thu tiền điện lên đến 3.500 đồng/số điện.

Tháng 9 vừa qua, chủ nhà trọ thông báo tin "sét đánh": Tăng giá thuê phòng lên 3,5 triệu đồng/tháng.

Minh Anh cho biết: "Tôi cũng không hiểu vì sao giá phòng trọ lại tăng lên, trong khi không hề được tôn tạo, thay đổi. Không chấp nhận được mức giá mới, tôi đã quyết định đi tìm phòng trọ khác phù hợp hơn".

Sinh viên này bắt đầu "hành trình" đi tìm phòng trọ từ việc lần theo thông tin cho thuê trọ đăng tải trên mạng xã hội và còn đi trực tiếp đến các ngõ, ngách. Nhiều nơi treo biển cho thuê nhà, song giá phòng trọ lại cao chót vót.

“Tôi không ngờ việc thuê phòng trọ lại khó khăn như vậy. Dù đã xem trực tiếp rất nhiều phòng, nhưng hầu hết chất lượng phòng đều không xứng với giá mà chủ trọ đề ra. Những căn hộ có diện tích 20 - 25m2 có giá thuê khoảng 4 triệu đồng/tháng. Số tiền đó vượt quá ngân sách cho phép của tôi” – chị Minh Anh cho biết.

Chấp nhận thuê giá cao vì sợ hết phòng ở

Được bố mẹ chu cấp khoảng 5 triệu đồng/tháng, Nguyễn Phương Mai (SN 2004, Nam Định) – tân sinh viên, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng phải cân đối chi phí thuê phòng trọ.

Phòng trọ nhỏ hẹp nhưng có giá thuê là 3 triệu đồng/tháng. Ảnh Chu Trang
Phòng trọ nhỏ hẹp nhưng có giá thuê 3 triệu đồng/tháng. Ảnh Chu Trang

Ban đầu, sinh viên này tính toán sẽ đăng kí ở kí túc xá, song tại đây đã hết suất nên phải đi tìm phòng trọ ở ngoài.

Để ở gần trường và thuận lợi cho việc học hành, Phương Mai khoanh vùng thuê phòng ở khu vực quận Cầu Giấy. Đặt mục tiêu tìm phòng trọ với mức giá từ 2 triệu – 2,5 triệu đồng/tháng, song nữ sinh này khó lòng tìm được chỗ ở có mức giá trên.

Không còn lựa chọn, Phương Mai phải chấp nhận thuê trọ với mức giá 3 triệu đồng/tháng. Giá trên chưa bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền máy giặt, tiền vệ sinh, tiền internet và tiền gửi xe.

“Không hiểu tại sao chủ nhà lại thổi giá thuê trọ lên như vậy song nếu không đồng ý thuê thì tôi không có chỗ để ở. Tốn quá nhiều cho khoản thuê nhà, tôi sợ số tiền được chu cấp là 5 triệu đồng/tháng sẽ không đủ” – nữ sinh này cho biết.

Tương tự, bỏ ra 5 triệu để thuê một căn phòng tầng 2 của dãy trọ gần đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), Anh Tuấn (SN 2004, Hòa Bình) – sinh viên năm nhất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội không hài lòng với chất lượng dịch vụ tại đây.

Trên Facebook, với những lời “gọi mời” của chủ trọ như: Có bình nóng lạnh, có điều hòa, có hành lang thoáng mát, thuận tiện cho việc di chuyển... khiến Anh Tuấn khá ưng ý. Nhưng khi đến nơi, phòng ốc trống trơn, chẳng hề có vật dụng gì.

“Qua quan sát, tôi thấy phòng nhỏ hơn so với giới thiệu rất nhiều. Chủ trọ giới thiệu cho chúng tôi phòng khác rộng rãi hơn, nhưng giá thuê lên đến 5 triệu đồng/tháng” – Anh Tuấn kể.

Bà Phạm Thu Phương - chủ một khu nhà trọ ở đường Tăng Thiết Giáp (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) cho biết, thời điểm này có rất nhiều sinh viên đi tìm phòng trọ. Khu nhà trọ với 15 phòng khép kín của bà đã cho thuê kín, song ngày nào cũng có người đến hỏi.

Bà Phương chia sẻ thêm, phòng trọ khá khan hiếm nên nếu sinh viên ưng ý phòng nào nên đặt cọc trước để giữ chỗ ở. Nếu muốn thuê phòng rẻ, đầy đủ tiện nghi thì phải chấp nhận ở xa trường.

Lý giải về việc tăng giá trọ, bà Phương chia sẻ: "Giờ giá cả mọi thứ đều tăng nên tiền trọ cũng tăng. Nhìn chung, giá phòng trọ tăng khoảng 10% so với trước đây. Nếu sợ đắt đỏ, sinh viên có thể rủ nhau ở cùng để giảm chi phí hàng tháng".

Theo Chu Trang/laodong.vn

https://laodong.vn/ban-doc/phong-tro-dot-ngot-tang-gia-sinh-vien-chat-vat-tim-cho-o-moi-1100796.ldo

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, chiều 6/5 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Kazakhstan Olzhas Bektenov.
Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Hưởng ứng lời phát động của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận, Công đoàn Công ty Cổ phần FECON đã cam kết triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm hành vi cấm khai thác, tiết lộ, sử dụng sai mục đích thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bởi vì có một số đối tượng không có phận sự, trách nhiệm nắm giữ thông tin nhưng bằng cách nào đó cố tình khai thác người nắm giữ thông tin hoặc truy cập thiết bị nhằm nắm giữ các thông tin bí mật để tiết lộ, mua bán tin tức.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.

Tin khác

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Ngày 6/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025.
Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"

Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có yêu cầu các trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển, nhiều trường đại học trên cả nước đã đồng loạt điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển đối với những ngành học đặc thù như Y khoa và Sư phạm, vốn đòi hỏi kiến thức nền tảng vững chắc.
Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Ngày 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF) năm 2025; trao Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Hà Nội: 46 trường trung cấp, cao đẳng được giao tuyển sinh 13.485 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Thông báo số 1397/TB-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp và cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT

Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT

Để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi.
Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Hà Nội: Thời gian công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi các môn của thí sinh và điểm chuẩn xét tuyển vào lớp 10 của trường chuyên, trường trung học phổ thông (THPT) công lập trong cùng một ngày. Thời gian công bố dự kiến chậm nhất vào ngày 6/7.
Các số máy hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội

Các số máy hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho công tác tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố các số máy điện thoại hỗ trợ tuyển sinh của 30 quận, huyện, thị xã.
3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

3 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, 3 chính sách giáo dục sẽ chính thức có hiệu lực, liên quan đến: Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.
Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội sẽ có chính sách thu hút nhân tài tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ nhà giáo có năng lực, trình độ, tay nghề cao vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhà giáo chủ chốt; nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng cho lãnh đạo quản lý và đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thày trò các trường học ở Thủ đô cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Thày trò các trường học ở Thủ đô cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình"

Ngày 30/4 năm nay là ngày lễ lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc ta, là dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, bày tỏ tri ân với các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho nền độc lập, tự do của hôm nay, từ đó cùng nhau "viết tiếp câu chuyện hòa bình".
Xem thêm
Phiên bản di động