-->

Phòng chống dịch tại chợ dân sinh: Không thể xem nhẹ!

(LĐTĐ) Chợ dân sinh là địa điểm tập trung đông người tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 và cả dịch cúm gia cầm còn nhiều diễn biến phức tạp. Thế nhưng, nhận thức của nhiều tiểu thương và cả người đến mua hàng tại một số chợ tại Hà Nội còn chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống dịch cũng như các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
phong chong dich tai cho dan sinh khong the xem nhe Quận ủy Nam Từ Liêm ban hành Nghị quyết chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19
phong chong dich tai cho dan sinh khong the xem nhe Phát 20.000 tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch Covid- 19 tới công nhân

Không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

Trước tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, các cấp các ngành của thành phố đã nhiều lần ban hành công điện về triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch Covid-19 và phòng, chống bệnh cúm gia cầm. Tuy nhiên, khảo sát, những ngày qua tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy, vẫn có nhiều tiểu thương chủ quan, không thực hiện nghiêm quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

phong chong dich tai cho dan sinh khong the xem nhe
Việc giết, mổ gia cầm vẫn diễn ra công khai tại một số chợ dân sinh trên địa bàn thành phố.

Dạo qua một số khu chợ dân sinh như: Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm); Xốm, La Khê (Hà Đông), một số chợ tạm tại làng Tân Mỹ (Nam Từ Liêm)… chợ Bạch Đằng, chợ tạm dốc Thọ Lão (Hai Bà Trưng) hay một số tuyến đường như Kim Giang, Mai Động, Tam Trinh… không khó để bắt gặp hình ảnh người kinh doanh ngang nhiên giết mổ gà, vịt tại chợ, thậm chí là ngay bên lề đường. Theo quan sát, việc giết mổ gia cầm tại các khu vực này thường diễn ra rất đơn giản, người kinh doanh chỉ dùng một nồi nước nóng nhỏ, một chậu nước đi kèm, là một con gà, con vịt hay một con chim bồ câu nhanh chóng bị giết thịt.

Điều dễ nhận thấy nhất là, khi giết mổ gia cầm xong, việc xử lý nước thải cũng rất bừa bãi. Người giết mổ gia cầm đổ ngay xuống cống thoát nước, thậm chí là hất chậu nước đỏ oạch ra đường, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mất cảnh quan đô thị và gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặc dù việc giết mổ diễn ra tại khu vực đông dân cư gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên, vấn đề trên dường như không được người tiêu dùng quan tâm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là người tiêu dùng mong muốn được chứng kiến tận mắt người kinh doanh giết, mổ gia cầm, cùng với việc “ngại” giết mổ gia cầm tại nhà, vì thế hầu hết người tiêu dùng đều muốn người bán giết, mổ gà, vịt tại chỗ luôn cho mình mà không để ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. “Không đảm bảo hoàn toàn nhưng mình vẫn lựa chọn mua gia cầm sống vì sản phẩm tươi sống sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất bảo quản. Còn việc giết mổ tại chỗ thì do tiện lợi, với cả về sẽ sơ chế lại. Nói gì thì nói việc vừa được chọn từ đầu lại được chứng kiến họ giết, mổ tại chỗ, như thế vẫn thấy an toàn hơn” – chị Thu Hằng, Hai Bà Trưng cho hay.

Việc giết mổ gia cầm tại chỗ diễn ra rất công khai là vậy, thế nhưng khi hỏi một số người kinh doanh gia cầm tại chợ, hầu hết mọi người đều cho rằng họ không biết đến quy định bị cấm giết mổ gia cầm tại chợ dân sinh, chợ tạm. Đặc biệt, tại những khu chợ này cũng không có biển bảng quy định cấm giết mổ, quan trọng hơn nữa đó là người mua luôn muốn người bán giết mổ luôn giúp mình tại chỗ. “Thường khi mua người mua vẫn thường nhờ chúng tôi giết mổ luôn, mỗi lần như vậy thì mất thời gian lắm, nhưng nếu không phục vụ thì lần sau họ sẽ không mua nữa” - chị Thủy, một người bán gia cầm tại chợ Kim Giang cho hay.

Cần kiểm soát chặt hơn

Trong bối cảnh dịch Covid-19, bệnh cúm gia cầm còn nhiều diễn biến phức tạp, các địa phương đều đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đặc biệt cấm giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ; đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại các chợ, phun thuốc khử trùng, tuyên truyền, hướng dẫn tiểu thương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Nhu cầu của người dân được sử dụng sản phẩm tươi, sống và an toàn là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, để sử dụng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, theo quy định của Thành phố Hà Nội việc giết mổ ấy phải được diễn ra tại những khu vực nhất định, có kiểm soát và đảm bảo tiêu chuẩn, quy định về giết mổ, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh khi gia cầm có vấn đề về dịch bệnh.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, chi cục đang tập trung chỉ đạo trạm chăn nuôi và thú y các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, tham mưu chính quyền địa phương xử lý nghiêm vi phạm, tiến tới chấm dứt việc kinh doanh, giết mổ gia cầm sống tại các chợ để đưa vào giết mổ tập trung.

Từ đầu tháng 3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã triển khai 2 đoàn kiểm tra thực tế việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại xã, thị trấn, các cơ sở chăn nuôi, thu gom, giết mổ động vật, kinh doanh, bảo quản, sơ chế sản phẩm động vật. Cho đến cuối tháng 5, Sở sẽ tiếp tục tổ chức đoàn kiểm tra việc này. Ngoài ra, Sở cũng kiểm tra hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật liên ngành, các chợ có kinh doanh buôn bán động vật, sản phẩm động vật... và sẽ xử lý nghiêm các vi phạm.

Thực tế là vậy, nhưng để kiểm soát, hạn chế việc giết mổ nhỏ lẻ trong các chợ dân sinh, khu tập trung đông dân cư là không đơn giản, các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người kinh doanh về những bất cập, nguy hiểm của việc giết mổ tại chợ như không bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến môi trường... Đối với những hộ kinh doanh giết mổ tại chợ tạm không đáp ứng đủ yêu cầu, lực lượng chức năng sẽ tịch thu sản phẩm và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Một điều vô cùng quan trọng nữa đó là người tiêu dùng cần thay đổi thói quen thay vì gia cầm sống nên sử dụng những sản phẩm đã qua giết mổ công nghiệp có tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ dịch bệnh Covid-19 và cả cúm gia cầm là rất đáng quan ngại, do vậy mỗi người cần chung tay để đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch

(LĐTĐ) Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, theo kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động